Quẻ thể Lục Nhâm (tt)

Quẻ thể Lục Nhâm: Quẻ thể – cách là một số quẻ có cách cục đặc biệt như: Tam Quang, Tam Dương, Lục Nghi, Thời Thái… Những Quẻ Lục Nhâm này đều dựa vào Tam truyền, thời thần… mà định ra.

Quẻ Trác Luân

Mão ở Canh, Tân hoặc Thân, Dậu phát dụng, gọi là quẻ Trác Luân.

Thí dụ: ngày Tân Sửu, giờ Thìn, Hợi tướng.

SửuDầnMão
HợiThìn
TuấtTỵ
DậuThânMùiNgọ
Mão
Thân
Thân
Sửu

Tỵ
Tỵ
Tân
Mão
Tuất
Tỵ

Xét Mão ở trên địa bàn Thân phát dụng. Mão mộc là bánh xe, Thân kim là cái rìu. Bánh xe được rìu đẽo nên gọi là trác luân (đẽo bánh xe).

Quẻ Dẫn Tùng

Thần ở trước hay ở sau Nhật can thượng thần, hoặc thần ở trước hay ở sau thời chi thượng thần làm sơ truyền và mạt truyền, gọi là quẻ Dẫn Tùng.

Thí dụ: ngày Nhâm Tý giờ Tỵ, Tuất tướng

TuấtHợiSửu
DậuDần
ThânMão
MùiNgọTỵThìn
Tuất
Tỵ
Tỵ
Dậu
Thìn
Thìn
Nhâm
Tỵ
Tuất
Mão
Quẻ thể Lục Nhâm - Phong thủy Kỳ Bách

Xét Nhật can thượng thần là Thìn, sơ truyền là Tỵ, mạt truyền là Mão ở sau Thìn, trước dẫn sau theo, cho nên gọi là quẻ Dẫn Tùng.

Quẻ thể Lục Nhâm: Quẻ Hanh Thông

Phàm tam truyền lần lượt sanh nhựt can hoặc Can chi đều sinh vượng lẫn nhau, gọi là quẻ hanh thông (Tam truyền lần lượt sanh Nhật can là: sơ truyền sanh trung truyền, trung truyền sinh mạt truyền, mạt truyền sanh Nhật can, hoặc mạt truyền sinh trung truyền, trung truyền sanh sơ truyền, sơ truyền sanh Nhật can đều sanh vượng lẫn nhau. Có 4 cách giải thích:

  • Can thượng thần sinh can, chi thượng thần sinh chi gọi là Câu sinh cách.
  • Can thượng thần sinh chi, chi thượng thần sinh Can gọi là hỗ sinh cách
    Can thượng thần là đế vượng của Nhật can, Chi thượng thần là đế vượng của thời chi gọi là Câu vượng cách.
  • Can thượng thần là đế vượng của thời chi. Chi thượng thần là đế vượng của Nhật can là Hỗ vượng cách. 

Quẻ thể Lục Nhâm: Thí dụ 1:

Ngày Bính Tuất, giờ Thân, Hợi tướng.

ThânDậuTuấtHợi
Mùi
NgọSửu
TỵThìnMãoDần
Thìn
Mùi
Sửu
Tuất
Hợi
Thân
Thân
Bính
Thân
Hợi
Dần

Xét sơ truyền Thân kim sinh trung truyền Hợi thủy, trung truyền Hợi thủy sinh mạt truyền Dần mộc, mạt truyền Dần mộc sinh Nhật can Bính hỏa, tức là tam truyền lần lượt sinh Nhật can là một loại quẻ Hanh Thông.

Thí dụ 2:

Ngày Canh Dần giờ Mùi, Mão tướng.

SửuDầnMãoThìn
Tỵ
HợiNgọ
TuấtDậuThânMùi
Ngọ
Tuất
Tuất
Dần

Thìn
Thìn
Canh
Tuất
Ngọ
Dần

Xét mạt truyền Dần mộc sinh trung truyền Ngọ, trung truyền Ngọ hỏa sinh sơ truyền Tuất thổ, sơ truyền Tuất thổ sinh Nhật can Canh kim, cũng là tam truyền lần lượt sinh Nhật can, cũng là một loại quẻ Hanh Thông.

Thí dụ 3:

Ngày Giáp Ngọ, giờ Thìn, Sửu tướng.

DầnMãoThìnTỵ
SửuNgọ
Mùi
HợiTuấtDậuThân

Mão
Mão
Ngọ
Thân
Hợi
Hợi
Giáp
Thân
Dần
Tỵ

Xét can thượng thần Hợi thủy sinh Nhật can Giáp mộc, chi thượng thần Mão mộc sinh nhật chi Ngọ hỏa là cách cầu sinh, cũng là một thứ quẻ Hanh Thông.

Thí dụ 4:

Ngày Bính Tý, giờ Tuất, Sửu tướng

ThânDậuTuấtHợi
Mùi
NgọSửu
TỵThìnMãoDần
Ngọ
Mão
Mão
Hợi
Thân
Thân
Bính
Thân
Hợi
Dần

Xét can thượng thần Thân kim sinh thời chi (địa bàn) Tý thủy. Chi thượng thần Mão mộc sinh Nhật can (địa bàn) Bính hỏa, là Hỗ sinh cách (sinh lẫn nhau). Đây là một loại quẻ Hanh Thông.

Thí dụ 5:

Ngày Đinh Sửu, giờ Ngọ, Thìn tướng.

MãoThìnTỵNgọ
DầnMùi
SửuThân
HợiTuấtDậu
Dậu
Hợi
Hợi
Sửu
Mão
Tỵ
Tỵ
Đinh
Hợi
Dậu
Mùi

Xét can thượng thần Tỵ là đế vượng của Nhật can Đinh, chi thượng thần Hợi là đế vượng của thời chi Sửu (cung Sửu có Quý gởi vào, mà Quý thủy thì đế vượng ở Hợi) là cách câu vượng, cũng là một quẻ Hanh Thông;

Thí dụ 6:

Ngày Quý Mùi, giờ Dần, Ngọ tướng

DậuTuấtHợi
ThânSửu
MùiDần
NgọTỵThìnMão
Mão
Hợi
Hợi
Mùi
Dậu
Tỵ
Tỵ
Quý
Dậu
Sửu
Tỵ

Xét chi thượng thần Hợi là đế vượng của Nhật can Quý thủy, can thượng thần Tỵ là đế vượng của thời chi Mùi (cung Mùi có Đinh gởi vào, đế vượng của Đinh ở Tỵ) là hỗ vượng cách (vượng lẫn nhau) nên cũng là một quẻ Hanh Thông.

Trả lời