Vượng Tướng Hưu Tù Tử của Ngũ hành

Vượng Tướng Hưu Tù Tử của Ngũ Hành là mối tương quan giữa các trạng thái giữa ngũ hành. Các trạng thái đó là: Ta, Ta sinh, Ta khắc, Khắc ta và Sinh ta. Ta ở đây chính là một trong ngũ hành cần xét.

Những tương quan này, một hành bất kỳ đều có bốn sự tác động qua lại với các hành khác. Lại tùy theo âm dương tiêu trưởng mà các sự tác động đó có ảnh hưởng khác nhau.

Vượng Tướng Hưu Tù Tử của Ngũ hành, một hành bất kỳ đều có bốn sự tác động qua lại với các hành khác. Lại tùy theo âm dương tiêu trưởng mà các sự tác động đó có ảnh hưởng khác nhau.

Tương sinh giữa Ngũ hành là một biến chuyển nối tiếp nhau không dứt. Một hành muốn sinh hành khác thì phải trong trạng thái động, nếu tĩnh thì không thể sinh được. Còn sinh mà tạo được kết quả hay không lại tùy thuộc vào vượng tướng. Nếu hưu tù dù sinh hành khác thì cũng không có kết quả. Tức không thể làm cho hành được sinh vượng lên.

Tương tự Tương Sinh, Tương Khắc kế tiếp không dứt giữa Ngũ Hành với nhau. Một hành muốn khắc hành khác cũng phải trong trạng thái động, còn ở tĩnh thì vô dụng. Tuy nhiên hành muốn khắc hành khác phải vượng tướng tức có lực. Còn hưu tù thì có khắc cũng không tạo được tác dụng gì cả.

Vượng Tướng Hưu Tù Tử của ngũ hành theo bốn mùa

Ngũ hành suy vượng theo thời gian từng mùa trong năm. Mỗi năm được phân chia thành bốn mùa, mỗi mùa có ba tháng. Sự phân chia tháng lại tùy theo tiết khí trong năm. Tiết khí lại dựa vào sự vận chuyển của mặt trời. Sự phân tiết khí phải dựa vào lịch hằng năm để biết Tiết khí thay đổi ngày nào. Suy vượng của Ngũ Hành theo tháng không đổi thay. Còn suy vượng của Ngũ hành theo ngày phải dựa vào Can Chi của ngày. Can Chi ngày cũng phải dựa vào Lịch hằng năm. Can chi ngày không có chu kỳ nên không thể nào dùng phép tính mà tính ra được. Ngày nay, người ta thường dùng Dương Lịch để tính Can Chi ngày vì số ngày không đổi.

Người xưa phân định vượng suy của Ngũ hành ra thành: Vượng Tướng Hưu Tù. Nhưng hưu tù chỉ chung tình trạng Ngũ hành suy kiệt. Vượng là phát triển năng lực hoàn toàn của Hành. Tướng là khi Hành được sự trợ giúp của hành khác. Hưu tù là khi Hành bị khắc, bị hạn chế năng lực của mình.

Quy định về tiết khí và 12 tháng trong năm

Người xua quy định về ngũ hành của 12 tháng như sau:

Mùa xuân: tháng Giêng (Dần), tháng hai (Mão), tháng 3 (Thìn) thuộc Mộc

Mùa Hạ: Tháng tư (Tỵ), tháng năm (Ngọ), tháng sáu (Mùi): Hỏa.

Mùa Thu: Tháng bảy (Thân), tháng tám Dậu), tháng chín (Tuất): Kim.

Mùa Đông: Tháng 10 (Hợi), tháng Một (Tý), Tháng Chạp (Sửu): Thủy.

Riêng hành Thổ thì lại khác.Hành thổ chỉ tính vào 18 ngày sau của 4 tháng Thìn, Mùi, Tuất, Sửu.

Vượng tướng hưu tù tử của ngũ hành sẽ được tính như sau:

Tháng Giêng: Nguyệt kiến là Dần, khởi đầu từ tiết Lập Xuân.

Tháng Hai: Nguyệt Kiến là Mão, khởi đầu từ tiết Kinh Trập.

Tháng Ba: Nguyệt Kiến là Thìn, khởi đầu từ tiết Thanh Minh.

Tháng Tư: Nguyệt Kiến là Tị, khởi đầu từ tiết Lập Hạ.

Tháng Năm: Nguyệt Kiến là Ngọ, khởi đầu từ tiết Mang Chủng.

Tháng Sáu: Nguyệt Kiến là Mùi, khởi đầu từ tiết Tiểu Thử.

Tháng Bảy: Nguyệt Kiến là Thân, khởi dầu từ tiết Lập Thu.

Tháng Tám: Nguyệt Kiến là Dậu, khởi đầu từ tiết Bạch Lộ.

Tháng Chín: Nguyệt Kiến là Tuất, khởi đầu từ tiết Hàn Lộ.

Tháng Mười: Nguyệt Kiến là Hợi, khởi đầu từ tiết Lập Đông.

Tháng Một: Nguyệt Kiến là Tý, khởi đầu từ tiết Đại Tuyết.

Tháng Chạp: Nguyệt Kiến là Sửu, khởi đầu từ tiết Tiểu Hàn.

VD: Tháng Giêng, kiến Dần, tiết Lập xuân. Dần mộc vượng, Mão mộc vượng kém hơn. Tháng Hai, kiến Mão, tiết Kinh Trập, Mão Mộc vượng. Dần Mộc đã bước một chân qua tướng nên vượng kém hơn.

Trong hai tháng trên Mộc đều vượng. Hỏa được Mộc sinh nên tướng. Các Hành khác như Thổ (bị Mộc khắc) nên tử, Kim (bị Hỏa khắc) nên tù, Thủy (sinh Mộc) Hưu.

Tháng Ba, kiến Thìn. Thìn thổ vượng, Sửu, Mùi thổ vượng kém hơn. Kim được Thổ sinh nên tướng Mộc không vượng nhưng còn dư khí  Hoả, Thuỷ đều hưu tù. Tiết khí theo như trên. Và cứ tính như thế cho các mùa.

Trường sinh của Ngũ Hành

Vòng trường sinh gồm 12 giai đoạn, tượng trưng cho chu trình phát triển của Ngũ hành. Đó là Thai, Dưỡng, Trường sinh, Mộc dục, Quan đới, Lâm quan, Đế vượng, Suy, Bệnh, Tử, Mộ, Tuyệt.

Thai: là giai đoạn hình thành khí của một hành

Dưỡng: là giai đoạn được nuôi dưỡng (có thể hiểu giống như bào thai được nuôi dưỡng trong bụng mẹ)

Trường sinh: là giai đoạn bắt đầu, vừa mới (vạn vật mọc mầm, con người thì mới sinh ra)

Mộc Dục: là giai đoạn tắm rửa, nuôi dưỡng. Giai đoạn này còn gọi là Bại, Hàm Trì.

Quan Đới: là giai đoạn phát triển mạnh mẽ.

Lâm Quan: là giai đoạn trưởng thành.

Đế Vượng: là giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhất

Suy: là giai đoạn suy tàn sau hưng thịnh

Bệnh: là giai đoạn sinh bệnh, lao đao

Tử: là giai đoạn đã hết (đã chết, đã suy tàn)

Mộ: là giai đoạn khí của một hành đã tàn. Nó không còn lực tác động qua lại đối với các hành khác

Tuyệt: là giai đoạn chấm dứt chu kỳ tác động qua lại giữa các hành khác đối với hành đó.

Phong thủy Kỳ Bách

Trả lời