Tồn tại của ngũ hành
Ngũ hành tồn tại trong thời gian – không gian của vũ trụ. Biểu hiện của thời gian được ký hiệu là Thiên Can và Địa Chi. Thiên Can có mười can là Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý. Địa chi có 12 chi là Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Biểu hiện của Ngũ hành trong không gian được mô tả ở Hà đồ, Lạc Thư. Là 8 phương hướng được ký hiệu qua bát quái. Bát quái là Càn – Tây Bắc, Khảm – Chính Bắc, Cấn – Đông Bắc, Chấn – Chính Đông, Tốn – Đông Nam, Ly – Chính Nam, Khôn – Tây Nam, Đoài – Chính Tây.
Tồn tại của Ngũ hành trong thời gian
Tồn tại Ngũ hành trong Thời – Không vũ trụ lại phân ra âm dương. Ngũ hành có âm dương thì Can Chi mới có âm dương. Thiên Can là dương, Địa Chi là âm. Trong Thập Can, thì Giáp, Ất thuộc Mộc; Bính, Đinh thuộc Hỏa; Mậu, Kỷ thuộc Thổ; Canh, Tân thuộc Kim; Nhâm, Quý thuộc Thủy. Trong Thập nhị Địa Chi, thì Dần, Mão thuộc hành Mộc, Tỵ, Ngọ thuộc hành Hỏa, Thân, Dậu thuộc hành Kim, Hợi, Tý thuộc hành Thủy, hành Thổ là Thìn, Tuất, Sửu, Mùi.
Ngũ hành có âm dương nên trong Thiên Can, Địa Chi cũng có âm dương. Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm là dương; Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý là âm. Trong Địa Chi thì Tý, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất là dương, còn Sửu, Mão, Tỵ, Mùi, Dậu, Hợi là âm. Lại vì ngũ hành có âm dương nên ngũ hành có thiên – địa, thời – không, ngày – đêm, nóng – lạnh…
Thiên Can, Địa Chi còn biểu hiện trạng thái thân thể và trạng thái tinh thần của cùng một sinh mệnh và vật chất tại các thời gian, không gian các nhau. Và cũng biểu hiện trạng thái thân thể và trạng thái tinh thần của các sinh mệnh và vật chất khác nhau tại cùng một không gian, thời gian. Vận động, biến hóa của vũ trụ này là thể hiện vận động, biến hóa của ngũ hành.
Hình thức tồn tại của Ngũ hành
Hình thức tồn tại Ngũ hành trong thời gian của ngũ hành chính là là Lục Thập Giáp Tý (còn gọi là Lục Thập Hoa Giáp). Trật tự sắp xếp của Lục Thập Giáp Tý tạo thành vòng tròn, có thể dùng để hiển thị ngày, tháng, năm… Ngoài ra, ngũ hành còn có thể dùng để biểu thị các đơn vị thời gian lớn hơn hoặc nhỏ hơn. Vậy, bất kỳ đơn vị thời gian lớn nhỏ nào đều có thể dùng ngũ hành để biểu thị.
Các hình thức tồn tại trong ngoài cho đến sự biến hóa của vật chất, con người đều là thể hiện của âm dương ngũ hành, dùng Thiên Can Địa Chi để giải thích. Đây chính là nguồn gốc lý luận của tất cả các môn triết học phương Đông.
Tồn tại của Ngũ hành trong không gian
Hà Đồ, Lạc Thư chỉ ra số của ngũ hành lần lượt là Thủy Nhất, Hỏa Nhị, Mộc Tam, Kim Tứ, Thổ Ngũ là số nguyên khởi. Vạn vật trong vũ trụ này do khí của ngũ hành tụ lại mà thành. Lạc Thư biểu diễn: Ngũ và Thập thuộc Thổ nằm giữa, Nhất và Lục thuộc Thủy nằm ở phương Bắc, Nhị và Thất thuộc Hỏa nằm ở phương Nam, Tam và Bát thuộc Mộc nằm ở phương Đông, Tứ và Cửu Thuộc Kim nằm ở phương Tây. Đó là lấy số của ngũ hành nguyên khởi và thêm vào Ngũ của chỉnh thể ngũ hành, là Thủy Lục, Hỏa Thất, Mộc Bát, Kim Cửu, Thổ Thập.
Hà Đồ dùng phương vị địa lý để phân định Ngũ hành. Lấy phạm vi cao nguyên Hoàng Thổ làm trung tâm mà xác định Đông Nam Tây Bắc. Lại dùng cá thể người làm trung tâm mà xác định phương hướng. Một người có thể lấy vị trí mình đang đứng để xác định phương vị. Đối với những người ở các địa điểm khác nhau, phương vị của ngũ hành là tương đối. Cùng một địa điểm, những người ở các phương vị khác nhau, thuộc tính của ngũ hành cũng khác nhau.
Lạc Thư chỉ có Ngũ, không có Thập. Nhất, Nhị, Tam, Tứ và Lục, Thất, Bát, Cửu lần lượt nằm tại các vị trí khác nhau. Số lẻ nằm tại phương vị chính, số chẵn đều nằm tại phương vị phụ, Ngũ nằm ở giữa.
1 bình luận