Quẻ Dịch và Lục Thân, Ngũ Hành, Thế Ứng

Quẻ Dịch tự thân có ngũ hành. Muốn biết một quẻ thuộc hành gì, phải xem quẻ đó thuộc Cung nào mà dùng hành của cung đó. Lục Thân do sinh khắc của ngũ hành mà an vào.

LỤC THÂN

Lục thân là sáu mối liên hệ giữa ngũ hành (Ta) gồm: Ta, Phụ Mẫu (Cha mẹ), Huynh Đệ (Anh em), Thê Tài (Vợ và tiền bạc), Tử Tôn (Con cháu), Quan Quỷ (Công danh và tai họa).

Lấy Ta làm gốc. Phụ Mẫu là người sinh ra Ta (sinh Ta), Huynh Đệ là người sinh ra cùng Ta (cùng Ngũ hành với Ta), Thê Tài là người và vật mà ta điều khiển, sử dụng (Ta khắc), Quan Quỷ là những việc ảnh hưởng đến ta (khắc Ta), Tử Tôn do Ta sinh.

Muốn biết Ta thuộc hành gì, phải biết quẻ đang xem thuộc Cung nào mà dùng hành của cung đó. Tiếp theo, an Can Chi, định sinh khắc cho các hào để an Lục Thân vào. Như vậy, Lục Thân thay thế cho Ngũ hành của các hào trong quẻ.

Ý nghĩa của Lục Thân sẽ biến đổi tùy hoàn cảnh xử dụng quẻ Dịch được. Lục Thân có sinh khắc nên phối hợp với Ngũ hành rất tốt.

Ví dụ :

Quẻ Thiên Sơn Độn thuộc cung Càn (kim) : nên

Ta thuộc Kim

Hào lụcDươngNhâm Tuất (Thổ)Phụ Mẫu
Hào ngũDươngNhâm Thân (Kim)Huynh đệ
Hào tứDươngNhâm Ngọ (Hỏa)Quan Quỷ
Hào tamDươngBính Thân (Kim)Huynh đệ
Hào nhịÂmBính Ngọ (Hỏa)Quan Quỷ PHỤC Thê Tài
Hào sơÂmBính Thìn (Thổ)Phụ Mẫu PHỤC Tử Tôn

PHỤC THẦN

Không phải quẻ Dịch nào cũng đầy đủ Lục Thân. Có quẻ thiếu Phụ Mẫu, có quẻ thiếu Thê Tài, Tử Tôn, Huynh Đệ hay Quan Quỷ. Đồng nghĩa rằng các hào ở trong quẻ có khi thiếu Kim, khi thiếu Mộc… Để giải đoán quẻ Dịch, cần đầy đủ Ngũ Hành.

Phục có nghĩa là nép. Phần Lục Thân còn thiếu phải căn cứ quẻ Bát Thuần đứng đầu mỗi Cung mà định. Quẻ Bát Thuần là quẻ có đầy đủ Lục Thân. Những hào thiếu này gọi là Phục Thần.

Ví dụ:

Quẻ Thiên Sơn Độn không có hào Thê Tài lẫn hào Tử Tôn, quẻ này thuộc cung Càn nên phải căn cứ vào quẻ Bát Thuần Càn để tìm xem hào Thê Tài, Tử Tôn phục ở hào nào.

Quẻ Độn thiếu hào Thê Tài nên lấy hào Thê Tài của quẻ Bát Thuần Càn là hào nhị Dần Mộc đến phục dưới hào nhị của mình là Quan Quỷ – Ngọ Hỏa. Hào Thê Tài gọi là Phục Thần, hào Quan Quỷ Ngọ Hỏa gọi là Phi Thần (Phi Phục). Tương tự, đem hào Tử Tôn của Thuần Càn là Tý Thủy đến phục dưới hào sơ của mình là Thìn Thổ.

Quẻ Dịch tự thân có ngũ hành. Muốn biết một quẻ thuộc hành gì thì phải biết quẻ đó thuộc Cung nào, dùng hành của cung đó.

Tám quẻ Bát Thuần

1. Càn vi Thiên (dương – kim): Can Giáp, Nhâm

Hào lụcDươngNhâm Tuất – thổPhụ mẫu
Hào ngũDươngNhâm Thân – kimHuynh đệ
Hào tứDươngNhâm Ngọ – hỏaQuan quỷ
Hào tamDươngGiáp Thìn – thổPhụ mẫu
Hào nhịDươngGiáp Dần – mộcThê tài
Hào sơDươngGiáp Tý – thủyTử tôn

2. Khảm vi Thủy (dương – thủy): can Mậu

Hào lụcÂmTý – ThủyHuynh đệ
Hào ngũDươngTuất – ThổQuan quỷ
Hào tứÂmThân – KimPhụ mẫu
Hào tamÂmNgọ – HỏaThê tài
Hào nhịDươngThìn – ThổQuan quỷ
Hào sơÂmDần – MộcTử tôn

3. Cấn vi Sơn (dương – Thổ)

Hào lụcDươngDần – MộcQuan quỷ
Hào ngũÂmTý – ThủyThê tài
Hào tứÂmTuất – ThổHuynh đệ
Hào tamDươngThân – KimTử tôn
Hào nhịÂmNgọ – HỏaPhụ mẫu
Hào sơÂmThìn – ThổHuynh đệ

4. Chấn vi Lôi (dương – mộc): can Canh

Hào lụcDươngTuất – ThổThê tài
Hào ngũÂmThân – KimQuan quỷ
Hào tứÂmNgọ – HỏaTử tôn
Hào tamDươngThìn – ThổThê tài
Hào nhịÂmDần – MộcHuynh đệ
Hào sơÂmTý – ThủyPhụ mẫu

5. Tốn vi Phong (âm – mộc): can tân

Hào lụcDươngMão mộcHuynh đệ
Hào ngũDươngTỵ hỏaTử tôn
Hào tứÂmMùi thổThê tài
Hào tamDươngDậu kimQuan quỷ
Hào nhịDươngHợi thủyPhụ mẫu
Hào sơÂmSửu thổThê tài

6. Ly vi Hỏa (âm – hỏa): can kỷ

Hào lụcDươngTỵ hỏaHuynh đệ
Hào ngũÂmMùi thổTử tôn
Hào tứDươngDậu kimThê tài
Hào tamDươngHợi thủyQuan quỷ
Hào nhịÂmSửu thổTử tôn
Hào sơDươngMão mộcPhụ mẫu

7. Khôn vi Địa (âm – Thổ): can Ất, Quý

Hào lụcÂmDậu kimTử tôn
Hào ngũÂmHợi thủyThê tài
Hào tứÂmSửu thổHuynh đệ
Hào tamÂmMão mộcQuan quỷ
Hào nhịÂmTỵ hỏaPhụ mẫu
Hào sơÂmMùi thổHuynh đệ

8. Đoài vi Trạch (âm – kim): can Đinh

Hào lụcÂmMùi thổPhụ mẫu
Hào ngũDươngDậu kimHuynh đệ
Hào tứDươngHợi thủyTử tôn
Hào tamÂmSửu thổPhụ mẫu
Hào nhịDươngMão mộcThê tài
Hào sơDươngTỵ hỏaQuan quỷ

THẾ ỨNG

Khái niệm – Tính Chất:

Quẻ Dịch nào cũng có hào Thế và Ứng. Thế nắm chủ động của Quẻ. THẾ tại hào Lục Thân nào (Lục thân trì Thế) thì Lục Thân đó nắm vị thế chủ đạo. Nằm ở vị trí nào thì vị trí đó chiếm phần quan trọng hơn. ỨNG là hào ở vị trí tương hợp của hào Thế. Hào Sơ ứng với hào Tứ, hào Nhị ứng với hào Ngũ, hào Tam ứng với hào Lục, và ngược lại. Khi xem quẻ thì Thế là mình, là người xem quẻ, còn Ứng là người khi xem liên quan giữa ta và người. Xem cho những người không có quan hệ thân thích, như kẻ hợp tác, kẻ đối phương… cũng dùng hào Ứng để thay thế cho họ.

Vị trí của thế ứng

Vị trí của Thế – Ứng được an bằng khẩu khuyết sau:

Bát quái chi thủ Thế Lục dương

Dĩ hạ sơ hào luân hạ chương

Du hồn nhập cung Tứ hào lập

Qui hồn nhập Quái tam hào tường

Tức là quẻ Bát thuần thì Thế ở hào lục (6), Ứng ở hào tam (3). Bát thuần biến lần 1 thì Thế hào 1, ứng hào 4. Biến lần 2 thì thế hào 2, ứng hào 5. Cho tới quẻ Du hồn là thế hào 4, Quy hồn thì thế hào 3.

Ví dụ: Cung Càn gồm 8 quẻ : Quẻ đầu là Bát Thuần Càn, quẻ 2 là Cấu, quẻ 3 là Độn, quẻ 4 là Bỉ, quẻ 5 là Quán, quẻ 6 là Bác, quẻ Du Hồn là Tấn, quẻ Qui Hồn là Đại Hữu, thì Càn có Thế ở hào Lục, Cấu có Thế ở hào Sơ, Độn có Thế ở hào Nhị, Bỉ có Thế ở hào Tam, Quán có Thế ở hào Tứ, Tấn có Thế ở hào Tứ, Bác có Thế ở hào Ngũ, Đại Hữu có Thế ở hào Tam.

Ở các cung khác như Đoài, Ly, Chấn, Tốn, Khảm, Cấn, Khôn cũng áp dụng tương tự như vậy

Khẩu khuyết xác định vị trí của Thế Ứng của Quẻ Dịch khá nhanh. Vị trí của các quẻ trong mỗi cung tùy thuộc số hào động lần lượt từ hào sơ mà tính lên của quẻ Bát Thuần. Như quẻ Thuần Càn động hào Sơ biến thành quẻ Thiên Phong Cấu, động thêm hào Nhị biến thành Thiên Sơn Độn… và quẻ Cấu có Thế ở hào Sơ, quẻ Độn có Thế ở hào Nhị… Muốn tìm vị trí của Thế ở tại bất kỳ một quẻ nào đó, ta chỉ cần động ngược trở lại, ngang đến hào nào mà quẻ trở thành quẻ Bát Thuần thì không những biết vị trí của Thế mà còn biết quẻ thuộc vào cung nào nữa.

Ví dụ:

Quẻ Phong Lôi Ích:

Động hào sơ: thành quẻ Quan. Động thêm hào 2 thành Phong thủy Hoán. Động thêm hào 3 thì trở thành quẻ Bát Thuần Tốn. Cứ động cho đến khi trở thành quẻ Bát Thuần thì ngưng.

Vậy quẻ Phong Lôi ích thuộc cung Tốn, có Thế ở hào Tam, Ứng hào Lục (vì động đến hào Tam thì trở thành quẻ Bát Thuần).

Quẻ Quy Hồn cũng dễ nhận biết vì Nội quái và Ngoại quái là hai quẻ có hào Nhị âm dương trái nhau.

Phong thủy Kỳ Bách

FanPage Phong thủy Kỳ Bách luôn cập nhật tin mới nhất.

Để lại một bình luận