Nhật thần và ảnh hưởng trong quẻ Dịch

Nhật thần là ngày. Xem quẻ vào ngày nào thì Nhật thần là ngày đó, Nhật Nguyệt tức ngày và tháng xem quẻ Dịch.

Nhật thần trông coi sáu hào, vượng trong bốn mùa, nắm quyền sinh sát, hiệu lực giống như Nguyệt tướng. Nguyệt tướng nắm quyền của tháng, bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông đều sinh khắc lẫn nhau.

Xung hào vượng tĩnh gọi là ám động, xung hào suy tĩnh gọi là Nhật phá. Hào ám động thì càng tăng sức, hào Nhật phá thì vô dụng. Có thể sinh phò củng hợp hào suy nhược. Cũng có thể khắc hại hình xung hào suy.

Xung hào lâm Không gọi là Khởi, xung hào hợp là Khai. Hào gặp Tuần Không (lâm Không) được xung trở thành thực, không còn bị Không nữa, gọi là xung Không tất thực. Hào gặp hợp được Nhật xung gọi là hợp xứ phùng xung

Hào nhược được sinh hợp tỉ phù cho vượng lên. Hào vượng có Nhật thần Hình Xung Khắc Mộ Tuyệt để cho suy. Hào vượng được xung thì càng vượng. Hào suy bị động xung thì tán.

Hào lâm Nguyệt kiến bị Nhật xung không tán là hào đang nắm lệnh tháng chẳng sợ Nhật xung. Còn khi luận về họa phúc thì chẳng kể vượng tướng hay hưu tù đều luận là tán cả. Động thì ứng nghiệm, tĩnh thì không tán. Hào vượng tướng càng xung thì càng mạnh.

Nhật thần là ngày. Xem quẻ vào ngày nào thì Nhật thần là ngày đó, Nhật Nguyệt tức ngày và tháng xem quẻ Dịch.

Nguyệt phá và xung khắc

Hào lâm Nhật thần bị Nguyệt xung không phá, bị Nguyệt khắc không bị hại. Gặp động hào khắc cũng không bị hại, hồi đầu khắc cũng không bị hại.

Hào lâm Nhật thần mà trong quẻ lại có động hào sinh phò thì như gấm thêm hoa. Nếu lâm Nhật mà Nguyệt kiến khắc, động hào khắc thì ít chẳng địch nổi số đông.

Tức như ngày Mão xem quẻ, hào lâm Mão gặp Phá (tháng Dậu) thì chẳng bị Phá. Nhưng gặp tháng Dậu mà gặp hào Thân hoặc Dậu động khắc, hoặc hào Mão này động hóa Thân, hóa Dậu, ít không địch nổi số đông. Phá sẽ Phá, khắc thương sẽ khắc thương.

Hào gọi là vượng tức có ngũ hành Đế Vượng ở Nhật thần.

Hào cùng ngũ hành với Nhật thần gọi là được Nhật thần phù (phò) củng.

Hào Mộ, Tuyệt là hào có Ngũ hành Mộ, Tuyệt tại Nhật thần.

TAM HÌNH – LỤC HẠI

Tam hình là:

  • Dần hình Tỵ – Tỵ hình Thân
  • Tý hình Mão, Mão hình Ngọ
  • Sửu Tuất tương hình – Mùi Thìn tương hình.
  • Thìn, Ngọ, Dậu, Hợi là tự hình.

Dần – Tỵ – Thân. Tý – Mão – Ngọ, Sửu – Tuất – Mùi, Sửu – Tuất – Thìn tạo thành tam hình.

Lục hại gồm có: Tý hại Mùi, Sửu hại Ngọ, Dần hại Tỵ, Mão hại Thìn, Thân hại Hợi, Dậu hại Tuất.

ÁM ĐỘNG – NHẬT PHÁ

Hào tĩnh, vượng tướng bị Nhật thần xung gọi là ám động. Hào tĩnh hưu tù bị Nhật thần xung gọi là Nhật phá. Như Nhật thần là Mão mộc, xung động hào Dậu ở trong quẻ. Nếu Dậu vượng tướng thì Dậu sẽ ám động, nếu Dậu hưu tù thì Dậu bị Nhật phá.

Ám động có hung, có cát. Gọi là cát nếu Dụng thần hưu tù được Nguyên thần ám động sinh hoặc Kỵ thần động mà trong quẻ lại có Nguyên thần ám động. Gọi là hung nếu Dụng thần hưu tù không được trợ giúp mà Kỵ thần lại ám động.

Trong quẻ có hào ám động thì họa phúc đến không ngờ.

Phong thủy Kỳ Bách

FanPage Phong thủy Kỳ Bách luôn cập nhật tin tức mới nhất.

Để lại một bình luận