Nguyên lý cơ bản của Ngũ Hành
Ngũ hành được ứng dụng vào Kinh Dịch, tác phẩm vĩ đại nhất trong lịch sử Trung Hoa về triết học.
Theo tư tưởng triết học cổ, vạn vật trên trái đất đều xuất phát từ năm nguyên tố cơ bản và luôn trải qua năm trạng thái là: Hỏa (火), Thủy (水), Mộc (木), Kim (金), Thổ (土). Năm trạng thái này được gọi là Ngũ hành (五行). Quy ước của người Trung Hoa cổ đại để xem xét mối tương tác và quan hệ của vạn vật trong mối tương quan hài hòa, thống nhất.
Học thuyết Ngũ hành diễn giải sinh học của vạn vật qua hai nguyên lý cơ bản Sinh (生) còn gọi là Tương sinh và Khắc (克) hay Tương khắc.
Quan hệ Tương sinh là nuôi dưỡng, giúp đỡ, thúc đẩy nhau để vận động không ngừng. Qui ước Ngũ hành Tương sinh là: Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc.
Luật tương sinh: Tương sinh có nghĩa là giúp đỡ nhau để phát triển. Đem ngũ hành liên hệ với nhau thì thấy 5 hành có quan hệ xúc tiến, nương tựa lẫn nhau.
Tương quan giữa các mối quan hệ
Trong quan hệ Tương sinh, mỗi Hành đều có mối quan hệ với hai Hành khác (hai vị trí khác: Cái-Sinh-Nó và Cái-Nó-Sinh) được hình tượng hóa quan hệ tương sinh cho dễ hiểu bằng hình ảnh quan hệ Mẫu – Tử: chẳng hạn Mộc (Mẹ) sinh Hỏa (Con)…
Luật Tương khắc: Giữa Ngũ hành có mối quan hệ ức chế nhau để giữ thế quân bình. Đó là quan hệ tương khắc. Ngũ hành Tương khắc là: Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc.
Trong quan hệ tương khắc, mỗi Hành cũng có quan hệ với hai Hành khác (hai vị trí khác: Cái-Khắc-Nó và Cái-Nó-Khắc được hình tượng hóa quan hệ tương khắc thành quan hệ Thắng – Thua: chẳng hạn Thủy (kẻ thắng) khắc Hỏa (kẻ thua).
Theo quy luật Hỗn mang của Ngũ hành thì:
– Hai hành tương sinh: Hoặc cùng mạnh (vượng), hoặc cùng yếu (suy)
– Hai hành tương khắc: Cái này mạnh thì cái kia suy và ngược lại;
Bản chất của ngũ hành
Tương sinh, tương khắc, tương thừa, tương vũ và tương thân, tương cụ, tất cả kết hợp thành hệ chế hóa, biểu thị mọi sự biến hóa phức tạp của sự vật.
– Ngược lại với tương sinh là Tương thân (gần gũi, gắn bó với nhau).
– Luật tương khắc: Tương khắc có nghĩa là áp chế lẫn nhau. Tương khắc có tác dụng duy trì sự cân bằng. Nếu tương khắc thái quá thì làm cho sự biến hóa trở thành bất thường. Trong tương khắc, mỗi hành cũng lại có hai mối quan hệ: Cái khắc nó và cái nó khắc.
– Tương thừa: nghĩa là khắc quá đỗi.
– Tương vũ: nghĩa là khắc không nổi mà bị phản phục lại.
– Ngược lại với hướng vận động của tương khắc là Tương cụ (nể nang, e ngại, chứ không hại).
Bản chất của tương quan Ngũ hành là không có Sinh hay Khắc tuyệt đối. Như ngược lại với nó là quan hệ tương Thân và tương Cụ. Mỗi hành đều có sự tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên hành khác. Chúng cũng chịu ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp của các hành còn lại. Vì thế một môi trường với ngũ hành cân bằng là điều rất lý tưởng.
Nói cách khác là hiện tượng tương sinh, tương khắc không tồn tại độc lập với nhau. Trong tương khắc luôn có mầm mống của tương sinh và ngược lại. Do đó vạn vật luôn luôn tồn tại và phát triển.
Một số quan hệ giữa ngũ hành và vạn vật
Phong thủy Kỳ Bách kính!
4 Bình luận