Ngũ hành tương quan: dụng với Bốc Dịch

Ngũ hành tương quan là năm yếu tố, tác dụng lẫn nhau mà tạo thành vạn vật. Một Thủy, hai Hỏa, ba Mộc, bốn Kim, năm Thổ. Thủy là Nhuận hạ sinh vị mặn. Hỏa là Viêm thượng, sinh vị đắng. Mộc là Khúc trực, sinh vị chua. Kim là Tòng cách, sinh vị cay. Thổ là Giá sắc, sinh vị thì ngọt.

Xem Bốc Dịch là áp dụng tính chất sinh khắc, hưu tù vượng tướng,… của ngũ hành

Can chi và ngũ hành

Ngũ hành của Thiên Can, Địa Chi xác định thời gian, không gian. Ngũ hành trong bát quái định phương hướng và vạn vật có ngũ hành gì. Màu sắc, đến thanh âm, bộ phận của cơ thể… đều có ngũ hành,

Thiên Can có 10 can. Can có số lẻ thuộc dương, có số chẵn thuộc âm:

Giáp thuộc dương Mộc
Ất thuộc âm Mộc
Bính thuộc dương Hỏa
Đinh thuộc âm Hỏa
Mậu thuộc dương Thổ
Kỷ thuộc âm Thổ
Canh thuộc dương Kim
Tân thuộc âm Kim
Nhâm thuộc dương Thủy
Quý thuộc âm Thủy

Địa Chi có 12 chi: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Chi số lẻ là Chi dương , số chẵn là Chi âm.

Tý thuộc dương Thủy
Sửu thuộc âm Thổ
Dần thuộc dương Mộc
Mão thuộc âm Mộc
Thìn thuộc dương Thổ
Tỵ thuộc âm Hỏa
Ngọ thuộc dương Hỏa
Mùi thuộc âm Thổ
Thân thuộc dương Kim
Dậu thuộc âm Kim
Tuất thuộc dương Thổ
Hợi thuộc âm Thủy.

Thời gian là năm, tháng, ngày và giờ. Đem Can dương phối Chi dương, Can âm phối Chi âm thành 60 Can Chi, gọi là 60 hoa giáp.

Ngũ hành tương quan là năm yếu tố Thủy, Hỏa, Mộc, Kim, Thổ tác dụng lẫn nhau tạo thành vạn vật. Một Thủy, hai Hỏa, ba Mộc, bốn Kim, năm Thổ.

Can Chi ngày tháng

Năm: Năm trong Âm lịch theo thứ tự của Hoa giáp, khởi đầu là Giáp Tý, tới Ất Sửu, Bính Dần,…

Tháng: Tháng Giêng là tháng Dần…, tháng 12 là tháng Sửu.

Còn Thiên Can của Tháng phải tính căn cứ theo Năm. Can của được tính theo Ngũ Hổ độn:

Giáp Kỷ chi niên Bính tác thủ

Ất Canh chi tuế Mậu vi đầu

Bính Tân chị vị tòng Canh thượng

Đinh Nhâm Nhâm vị thuận hành lưu

Mậu Quý chi niên hà phương mịch?

Giáp Dần chi thượng hảo truy cầu

Ngày: Để biết ngày thì phải dựa vào lịch. Lục thập Giáp Tý (Tử) là 60. Tức sau 60 ngày Can Chi của ngày sẽ trở lại như cũ.

Giờ: Giờ Tý là giờ khởi đầu mỗi ngày Âm lịch. Thiên Can của giờ dựa theo Thiên Can của ngày qua Ngũ Thử độn:

Giáp Kỷ hoàn gia Giáp

Ất Canh Bính tác sơ

Bính Tân tòng Mậu khởi

Đinh Nhâm, Canh Tý cư.

Mậu Quý hà phương pháp

Nhâm Tý thị thuận hành.

Vượng tướng theo bốn mùa

Ngũ hành suy vượng tùy theo thời gian trong năm. Một năm có bốn mùa, mỗi mùa có ba tháng  theo tiết khí trong năm. Suy vượng của Ngũ Hành theo tháng không thay đổi. Suy vượng của Ngũ hành theo ngày phải dựa vào Can Chi của ngày.

Vượng suy của Ngũ hành có năm trạng thái: Vượng Tướng Hưu Tù Tử. Hưu tù chỉ Ngũ hành suy kiệt.

Vượng là tự sức phát triển năng lực hoàn toàn.

Tướng là khi Hành được sự trợ giúp của ngoại lực.

Hưu tù là khi Hành bị khắc, bị chế không thể phát huy năng lực.

Tử là khi Hành bị khắc chế hoàn toàn

Tháng Giêng, kiến Dần. Dần mộc vượng, Mão mộc vượng kém hơn.

Tháng Hai, kiến Mão, Mão Mộc vượng, Dần Mộc vượng kém hơn.

Trong hai tháng trên Mộc đều vượng. Hỏa được Mộc sinh nên tướng. Các Hành khác: Thổ tử, Kim tù, Thủy hưu.

Tháng Ba, kiến Thìn. Thìn thổ vượng, Sửu, Mùi thổ vượng kém hơn. Kim được Thổ sinh nên tướng Mộc không vượng nhưng còn dư khí.  Hỏa, Thủy đều hưu tù.

Các mùa khác thương tự

Ngũ hành sinh khắc

Trong Bốc Dịch, một hành muốn sinh hành khác phải ở trạng thái động. Nếu tĩnh hoặc lâm Không thì không thể sinh được. Còn sinh mà tạo được kết quả hay không còn tùy thuộc vào hào này vượng tướng hay không. Nếu hưu tù thì dù sinh hào khác, thì cũng không có kết quả.

Một hào muốn khắc hào khác phải ở trạng thái động. Trạng thái tĩnh thì vô dụng. Muốn khắc hào khác thì phải vượng tướng tức có lực, còn hưu tù thì có khắc cũng không tác dụng.

Trang Bốc Dịch, muốn được tốt thì Dụng Thần tránh khắc mà được sinh. Dụng Thần vượng tướng mà bị khắc thì thuận lợi mà chóng thành. Kỵ Thần là hào khắc Dụng Thần thì nên bị Nhật Nguyệt khắc, hoặc động hóa hồi đầu khắc để Dụng Thần khỏi bị hại.

Ngũ hành tương quan: Khắc xứ phùng sinh (Khắc lại được sinh)

Khắc xứ phùng sinh là nơi này chịu khắc, nơi kia được sinh. Dụng Thần, Nguyên Thần nên được sinh nhiều mà khắc ít. Kỵ Thần thì nên chịu khắc nhiều mà được sinh ít thì tốt.

Ngũ hành tương quan: Động tĩnh sinh khắc

Khi quẻ có sáu hào tĩnh, thì hào vượng tướng xem như động nên có thể khắc hoặc sinh cho hào hưu tù, Vượng tướng xem như có sức.

Ngũ hành tương quan: Động biến sinh khắc xung hợp

Động hào làđộng để biến thành hào khác. Hào biến đó là biến hào. Biến hào không tác dụng đến hào khác, động hào cũng không thể tác dụng đến biến hào. Biến hào chỉ có thể sinh khắc hay xung hợp với hào biến thành nó.

Biến hào có nhiều loại:

Biến hào thành sinh hào biến ra nó là hồi đầu sinh. Ví dụ: Hào Mão Mộc biến thành Tý Thủy là hồi đầu sinh.

Biến hào thành khắc hào sinh ra nó là hồi đầu khắc. Ví dụ: Hào Dậu Kim biến thành Tỵ Hỏa là hồi đầu khắc.

Biến hào thành hợp với hào biến ra nó là biến hợp (Nhị hợp). Ví dụ: Hào Tý biến hào Sửu là biến hợp.

Biến hào thành xung động với hào biến ra nó là biến xung. Ví dụ: Hào Thân kim biến Dần mộc là biến xung.

Phong thủy Kỳ Bách

FanPage Phong thủy Kỳ Bách luôn cập nhật tin tức mới nhất.

Để lại một bình luận