Lục Nghi nghĩa là nơi Lục Giáp ẩn mình (độn) vào trong đó. Lục Nghi là sáu can: Lục Mậu, Lục Kỷ, Lục Canh, Lục Tân, Lục Nhâm, Lục Quý.
- Giáp Tý ẩn ở Lục Mậu (Giáp Tý Mậu)
- Giáp Ngọ ẩn ở Lục Tân (Giáp Ngọ Tân)
- Giáp Tuất ẩn ở Lục Kỳ (Giáp Tuất Kỷ)
- Giáp Thìn ẩn ở Lục Nhâm (Giáp Thìn Nhâm)
- Giáp Thân ẩn ở Lục Canh (Giáp Thân Canh)
- Giáp Dần ẩn ở Lục Quý (Giáp Dần Quý)
Tam Kỳ: Ất – Bính – Đinh; Lục Nghi: Mậu – Kỷ – Canh – Tân – Nhâm – Quý.
SỐ CHỦ
Số chủ tượng trưng cái mà mình định xem. Lấy Trực Phù làm Chủ, Lục Can (Lục Canh) làm Khách. Xem Trực Phù và Lục Can lạc vào cung nào để luận ngũ hành xung khắc mà biết tốt xấu, hư thực…
Số chủ vào Sinh địa thì việc không khó khăn nguy hiểm. Vào Khắc địa thì việc có thể nguy hiểm khó khăn. Tỵ hòa, đồng hành thì cũng có thể có sự quân bình, hài lòng.
Tuy số chủ được tốt mà gặp cung xung khắc thì sự khó thành.
Nếu số cung hung mà số chủ ở chỗ cát địa thì tuy hung mà không hại.
TIẾT KHÍ
Một năm 12 tháng, chia ra làm 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Mỗi một mùa có 3 tháng tức 6 tiết và khí.
Từ Đông Chí dương sinh nên bắt đầu từ quẻ Khảm là cung 1, rồi đến Cấn, Chấn, Tốn. Bốn quẻ thuộc về dương độn là: Khảm, Cấn, Chấn, Tốn.
Từ Hạ Chí đến Đại Tuyết thì dương tiêu âm trưởng, bắt đầu âm sinh ở Ly rồi đến Khôn, Đoài, Kiền. 4 quẻ: Ly, Khôn, Đoài, Kiền là 4 quẻ thuộc về âm độn
Theo Âm và Dương độn thì cung của Trực Phù gia vào là lấy can của giờ ở cung gì thì tức là Trực Phù gia vào cung đó.
Dương độn thì lấy số cung từ Phù Đầu gia vào mà tính theo chiều thuận đến giờ. Đến cung nào tức là Trực Sử gia vào cung đó.
Âm độn thì lấy số cung từ Phù Đầu gia vào mà tính theo chiều nghịch đến giờ. Đến cung nào tức là Trực Sử gia vào cung đó.
Trực Phù và Trực Sử của giờ xem tức là Trực Phù và Trực Sử của phù đầu.
Dùng Lục thập Giáp Tý để tìm ra Tuần Thủ (Phù Đầu).
Dương độn thì Lục nghi đi theo chiều thuận và Tam kỳ đi theo chiều nghịch.
Mậu – 1; Kỷ – 2; Canh – 3; Tân – 4; Nhâm – 5; Quý – 6; Đinh – 7; Bính – 8; Ất – 9;
Âm độn thì Lục nghi đi theo chiều nghịch và Tam kỳ đi theo chiều thuận.
Mậu – 1; Kỷ – 9; Canh – 8; Tân – 7; Nhâm – 6; Quý – 5; Đinh – 4; Bính – 3; Ất – 2;
CỬU TINH VƯỢNG TƯỚNG
Cửu tinh theo tính cách cửu cung của Hậu Thiên Bát Quái.
Khảm | 1 | Thiên Bồng | Càn | 6 | Thiên Tâm | |
Khôn | 2 | Thiên Nhuế | Ngũ Trung | Đoài | 7 | Thiên Trụ |
Chấn | 3 | Thiên Xung | Thiên Cầm | Cấn | 8 | Thiên Nhậm |
Tốn | 4 | Thiên Phụ | Ly | 9 | Thiên Anh |
Dương độn thì Ngũ trung gởi cung Khôn.
Âm độn thì Ngũ trung gởi cung Cấn.
Cửu tinh vượng ở Tử nguyệt, tướng ở bản nguyệt, tử ở Phụ Mẫu nguyệt, tù ở Quan Quỉ nguyệt, phế ở Thê Tài nguyệt.
Sự sinh khắc của Lục Thân như sau:
1 | Thân thế | 4 | Thê tài |
2 | Huynh đệ | 5 | Quan quỉ |
3 | Tử tôn | 6 | Phụ mẫu |
BÁT THẦN (TÁM THẦN)
Theo dương độn thì tính:
1- Trực phù 2- Đằng xà 3- Thái âm 4- Lục hợp | 5 – Câu trần 6 – Châu tước 7 – Cửu địa 8 – Cửu thiên |
Theo âm độn thì tính:
1 – Trực phù 2 – Cửu thiên 3 – Cửu địa 4 – Châu tước | 5 – Câu trần 6 – Lục hợp 7 – Thái âm 8 – Đằng xà |
Chú ý: Dưới Chu tước có Huyền vũ; Dưới Câu trần có Bạch Hổ.
Lấy thần Trực Phù đối với Trực Phù của quẻ rồi nếu là dương độn thì tính đến Đằng xà, Thái âm…; nếu là âm độn thì tính đến Cửu thiên, Cửu địa …
BÁT MÔN TRONG BÁT MÔN ĐỘN
Hưu – 1, Sinh – 2, Thương – 3, Đổ – 4, Cảnh – 5, Tử – 6, Kinh – 7, Khai – 8 có 8 tiết chính và ứng với 8 quẻ như:
1 Đông chí | quẻ | Khảm | Thủy | 1 | cung |
2 Lập xuân | – | Cấn | Thổ | 8 | cung |
3 Xuân phân | – | Chấn | Mộc | 3 | cung |
4 Lập hạ | – | Tốn | Mộc | 4 | cung |
5 Hạ chí | – | Ly | Hỏa | 9 | cung |
6 Lập thu | – | Khôn | Thổ | 2 | cung |
7 Thu phân | – | Đoài | Kim | 7 | cung |
8 Lập đông | – | Càn | Kim | 6 | cung |
- Cửa Vượng là khi nào nó lâm vào tiết cùng hành với nó.
- Tiết dương sinh Cửa thuộc hành dương thì được Tướng.
- Cửa là hành dương khắc tiết dương là bị tuyệt.
- Tiết dương sinh Cửa thuộc hành âm là bị hủy.
- Tiết khắc Cửa là Tử.
- Cửa là hành âm khắc tiết dương là Tù.
- Cửa là hành âm sinh Tiết là hành dương là Hưu.
- Cửa là hành dương sinh Tiết là hành dương là Phế (bỏ đi).
3 Bình luận