Tương quan trong Ngũ hành

Tương quan trong ngũ hành tuân theo nguyên tắc âm dương hỗ căn, tức trong âm có dương và trong dương có âm. Không thể có toàn dương hoặc toàn âm. Ngũ hànhTÍNH KHÍ.

Tính của một hành chính là bản ngã, thực tính của hành đó. Còn khí là cái biểu hiện ra bên ngoài. Khi xét tương quan ngũ hành cần phải dựa vào TÍNH KHÍ để xét lý biến hóa. Tính và Khí lại phải dựa vào âm dương tuần hoàn, hỗ tương nhau theo thời gian mà xét.

Tính của một hành chính là bản ngã, thực tính của hành đó. Còn khí là cái biểu hiện ra bên ngoài. Khi xét tương quan ngũ hành cần phải dựa vào TÍNH và KHÍ để xét lý biến hóa. Tính và Khí lại phải dựa vào âm dương tuần hoàn, hỗ tương nhau theo thời gian mà xét.

Tương quan trong Ngũ hành

Năm nguyên tố cơ bản và năm trạng thái được gọi là: Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy. Đây gọi là Ngũ hành, là cách quy ước để xem xét mối tương tác và quan hệ của vạn vật. Ngũ hành có 2 mối quan hệ cơ bản là tương sinh và tương khắc.

Luật tương sinh: Tương sinh có hai loại: Thứ nhất là cái sinh ta, thứ hai là cái ta sinh. Trong mối quan hệ này thì cái sinh ta chính là cái giúp đỡ ta để phát triển. Còn cái ta sinh chính là nói ta đi giúp đỡ kẻ khác.

Trong Tương Sinh thì Mộc sinh Hỏa; Hỏa sinh Thổ; Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc.

Luật tương khắc: Áp chế lẫn nhau là Tương khắc. Tương khắc có tác dụng duy trì sự cân bằng của vạn vật. Tuy nhiên, nếu tương khắc thái quá thì làm cho sự biến hóa trở thành bất thường. Tương khắc cũng lại có hai mối quan hệ: Cái khắc ta và cái ta khắc.

Trong mối quan hệ Khắc thì Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc.

Thủy hướng xuống, lưu động, không ngừng; Hỏa là nhiệt năng, hướng lên trên; Mộc là sinh trưởng, cong hoặc thẳng; Kim loại cứng, định hướng; Thổ là trung tâm, là đất.

Vượng suy trong tương quan của ngũ hành

Tuy là tương sinh, nhưng suy vượng ngũ hành có lý lẽ riêng. Hành sinh biến thành hành khắc: Thổ sinh Kim, nhưng thổ nhiều kim ít thì kim không hiện ra ngoài được. Mộc sinh hỏa, nhưng mộc nhiều thì hỏa làm sao cháy. hỏa sinh thổ, nhưng hỏa vượng, nhiều thì thổ bị khô cháy. Thủy sinh mộc nhưng thủy nhiều thì mộc bị úng, bị trôi. Kim sinh thủy, nhưng kim nhiều thì thủy bị đục.

Hành được sinh biến thành hành khắc: Thổ sinh kim, kim nhiều thì thổ mất. Mộc sinh hỏa, hỏa nhiều thì mộc cháy. Thủy sinh mộc, mộc nhiều thủy kiệt. Kim sinh thủy, thủy nhiều kim chìm. Hỏa sinh thổ, thổ nhiều thì mộc mất.

Tương khắc cũng vậy. Khành bị khắc biến thành hành khắc: Kim khắc mộc, mộc vượng kim hao. Thủy khắc hỏa, hỏa nhiều, thủy biến. Hỏa khắc kim, kim nhiều hỏa tắt. Mộc khắc thổ, thổ nhiều mộc lụi. Thổ khắc thủy, thủy nhiều thổ sạt.

Kim vượng gặp hỏa sẽ thành đồ dùng. Hỏa vượng gặp thủy sẽ được cứu. Thủy vượng gặp thổ sẽ thành ao hồ. Thổ vượng gặp mộc mới được tơi xốp. Mộc vượng gặp kim mới thành trụ cột.

Kết luận về Tương quan trong Ngũ hành

VD: Mộc vượng làm Thổ suy không sinh được Kim và không khắc được thủy. Vậy Mộc vượng làm suy Kim và Thủy vượng. Nói cách khác, Mộc phản khắc Kim (thay vì Kim khắc Mộc) và Mộc phản sinh Thủy (thay vì Thủy sinh Mộc).

Như vậy, Tương quan của ngũ hành bao gồm: Tương sinh – Tương Khắc – Phản sinh, phản khắc – Tương thừa – tương vũ.

Tương vũ là một hành nào đó, nếu mạnh quá, sẽ ức chế ngược lại hành khắc được nó.

Tương thừa là một hành nào đó, nếu quá mạnh sẽ khắc hành bị nó khắc mạnh hơn và ngược lại, nếu nó quá yếu sẽ bị khắc chế mạnh hơn bởi hành khắc được nó.

Phong thủy Kỳ Bách

Để lại một bình luận