Chính ấn, Kiêu thần trong Bát tự đại diện cho ngũ hành sinh nhật can (ngũ hành của thiên can nhật trụ). Dựa trên mối tương quan này có thể tìm dụng thần.
Chính ấn sinh Thân, tiết Quan Sát, chống Thực Thương
Chính ấn thông minh, nhân từ, không tham danh lợi. Có tính chịu đựng nhưng ít khi tiến thủ, thậm chí còn chậm chạp, trì trệ….
Nếu nhật can là Mộc nhưng ở thế suy nhược, cần phải có Thủy tới sinh vượng. Thủy được gọi là Ấn tinh. Ấn tinh này không nhữn glà chỉ mẹ, mà còn chủ việc ngủ nghỉ, đồ ăn, đọc sách, học tập.
Ngũ hành sinh TA cần phải đầy đủ. Ví dụ nhật can là Hỏa thì bát tự phải có đầy đủ Mộc. Nếu nhật can thuộc Mộc, trong bát tự phải có đầy đủ Thủy. Nếu nhật can thuộc Thổ, trong bát tự phải có đầy đủ Hỏa. Nếu nhật can thuộc Kim, trong bát tự phải có đầy đủ Thổ. Nếu không chủ về thường xuyên mất ngủ, không có học thức hoặc mẹ không khỏe mạnh.
Nếu nhật can suy nhược, chủ có nhiều việc không thể hoàn thành. Cái ta khắc là vợ, là Tài. Nhật can suy nhược sẽ không đảm nhiệm được Tài. Chồng không khống chế và kiểm soát được vợ. Biết được Ngũ hành của bản thân mình không đầy đủ, có thể tìm ra được nhật can cường vượng hay suy nhược. Sau đó mới có thể tìm dụng thần.
Ấn được phân thành Chính ấn và Thiên ấn. Nguyên lý cát tường trong tương sinh của Ngũ hành là: Âm sinh dương, dương sinh âm. Đây là chân phối của Ngũ hành, gọi là Chính ấn. Ví dụ một người là Mộc dương, cần Thủy âm đến sinh, như Quý Thủy sinh Giáp Mộc. Một người bị là Mộc âm, cần Thủy dương đến sinh, như Nhâm Thủy sinh Ất Mộc.
Thiên ấn sinh Thân, tiết Quan Sát, khắc chế Thực Thương
Mệnh có thiên ấn có thể phù trợ cho Thân nhược. Nhưng gặp Thực thần là mệnh lao dịch, vất vả. Thiên ấn quá nhiều thì đó là người phúc bạc, bất hạnh, tật bệnh hoặc con cái khó khăn. Khi đó chỉ có Thiên tài mới có thể giải được các hạn này. Người tứ trụ có Thân vượng, còn có Kiêu, Tài và Quan tất là người phú quý.
Mệnh có Thiên ấn mà gặp Quan Sát hỗn tạp (có cả Chính quan và Thiên quan, Quan và Sát không xem là tạp khí) là người thắng lợi nhiều mà thất bại cũng lắm. Nói chung khi Thân vượng thiên ấn được coi là hung thần. Thiên ấn tinh thông nghề nghiệp, phản ứng nhanh nhạy, đa tài. Thiên ấn dễ cô độc, thiếu tính người, thậm chí ích kỷ, ghẻ lạnh…
Ngược lại, nếu là dương sinh dương, âm sinh âm, gọi là Thiên ấn hoặc Kiêu thần. Bát tự có Thiên ấn cướp đoạt Thực thần, vì vậy Thiên ấn chính là khắc chế của Thực thần.
Tóm tắt Chính ấn
- Chỉ chức vụ, quyền lợi, học hành, nghề nghiệp, học vấn, sự nghiệp, địa vị, phúc thọ, tình mẹ,
- Chính ấn tọa Trường sinh cùng trụ với Trường sinh) cho biết người mẹ đoan chính, nhân từ trường thọ.
- Tọa Mộc dục thì có nhiều biến đổi trong nghề nghiệp, hay thay đổi nghề nghiệp.
- Tọa Quan đới là người xuất thân từ gia đình danh giá hiển đạt.
- Vượng ở Lâm quan là có cuộc sống bình ổn.
- Tọa Đế vượng là người đứng đầu một vùng.
- Tọa Suy cuộc đời bình thường nhưng gia phong nề nếp.
- Tọa Bệnh, Mộ, Tử, Tuyệt chủ về mẹ không thương, hoặc xuất thân từ một gia đình bình thường.
Nếu nhật trụ vượng, Ấn nhiều mà không bị khắc chế là sự thái quá, báo đây là người cô đơn, nghèo, hình khắc. Chính ấn quá vượng là người không trung thực, ít con. Gặp Tài tinh thì lại nhiều con.
- Chính ấn tọa: Hoa cái, mẹ thông minh.
- Tọa Dịch mã thì xa mẹ.
- Tọa Thiên ất Quý nhân thì mẹ có danh tiếng.
- Tọa Thiên, Nguyệt đức thì mẹ nhân từ.
- Chính ấn ở niên trụ: tiền đồ học hành tốt.
- Chính ấn ở nguyệt trụ: người nhân từ hiền hậu, không bệnh tật. Trong tứ trụ có Thiên quan, chính quan sinh ấn là người phúc hậu, phúc lớn. Tứ trụ không có Thiên tài thì Ấn không bị khắc báo con đường khoa cử thành công.
- Chính ấn ở nhật trụ: lấy được vợ (hay chồng, nhân hậu hiền từ, cả hai trường hợp đều được nhờ vào vợ (hay chồng).
Mệnh nữ có Chính Ấn:
- Thân vượng mà nhiều Chính ấn: khắc chồng, chồng hay ốm yếu, ít con.
- Có Chính ấn gặp Chính quan là hỷ thần: dung mạo đẹp, sinh ở gia đình giàu có.
- Chính ấn gặp Thiên đức, Nguyệt đức: là vợ hiền.
- Chính ấn cùng trụ với Thương quan Dương nhận: dễ đi tu.
- Tài nhiều mà vượng, Chính ấn nhược: khó giữ đạo làm vợ.
Tóm tắt Thiên ấn
- Biểu thị cho quyền uy, nghề nghiệp, tinh thông nghề nghiệp, đa tài, ứng phó nhanh, cô đơn, lạnh lùng. Thiên ấn không gặp Thực thân thì gọi là Thực. Thiên ấn gặp Thực thần gọi là Kiêu thần, gọi tắt là Kiêu.
- Mệnh cung có Thiên ấn có thể vất vả, nhưng nếu có Thương quan thì hay. Nếu nhiều Thiên ấn mà không được giải thì ít phúc, tật bệnh, con cái khó khăn. Nhưng nếu có Thiên tài thì hóa giải được.
- Thiên ấn và Tỷ kiên cùng cột thì một đời vất vả.
- Có Chính ấn, Thiên ấn là người có nhiều nghề. Trong tứ trụ thân vượng mà có Tài, Quan là người phú quý.
- Thiên ấn lâm Trường sinh là người ít gần với cha mẹ.
- Lâm Mộc dục làm ra tiền cho người khác tiêu.
- Lâm Quan đới, Đế vượng sẽ phát đạt ở nghề tay trái.
- Lâm Suy, Bệnh, Tử, Tuyệt là người tha hương cầu thực.
- Lâm Mộ thì việc gì cũng trước được sau thua.
- Lâm Thai đã xa cha mẹ từ nhỏ.
Nếu trong tứ trụ:
- Thiên ấn ở niên trụ: phá hoại tổ nghiệp, làm mất thanh danh gia đình, thiếu giáo dục.
- Thiên ấn ở nguyệt trụ: thích hợp với các nghề y học, nghệ thuật, diễn viên, nghề tự do; làm dịch vụ. Nếu nguyệt trụ cùng có Thiên đức Nguyệt đức thì là người số mệnh đẹp, tính ôn hòa.
- Thiên ấn ở nhật trụ: lấy vợ (hoặc chồng) khi là kỵ thần thì không hay.
- Thiên ấn ở thời trụ: khi là kỵ thần thì không lợi cho con cái, con khó thành tài.
Mệnh nữ có Thiên ấn:
- Nếu nhiều Thiên ấn: chửa đẻ khó khăn.
- Thiên ấn và Thực thần cùng trụ: đẻ bị bệnh sản phụ.
- Can Chi đều có Thiên ấn: khắc chồng phúc mỏng.
- Thiên ấn quá nhiều: phúc bạc, nếu gặp cô thần dễ sống độc thân.
FanPage Phong thủy Kỳ Bách luôn cập nhật tin mới nhất.