Âm dương sinh Tứ tượng trong Phong thủy

Âm dương sinh Tứ tượng ngũ hành tức nghĩa Thái cực là điểm nguyên thủy của vạn vật. Thái cực có hai thể Động và Tĩnh. Động sinh Dương. Động đến cực rồi thì Tĩnh mà Tĩnh thì sinh Âm. Tĩnh sinh Âm. Âm tĩnh cực rồi thì động mà động thì sinh Dương. Như vậy cứ một động một tĩnh thay đổi cho nhau. Cái nọ lấy cái kia làm gốc (hỗ căn) chia làm âm dương chính là Lưỡng Nghi.

Dương động thì biến hóa ra. Âm tĩnh thì kết hợp lại, do đó mà sinh ra tứ tượng, ngũ hành.

Dương động thì biến hóa ra. Âm tĩnh thì kết hợp lại. do đó mà sinh ra tứ tượng, ngũ hành.

Theo Tam Mệnh Thông Hội thì:

Ngũ hành tương sinh tương khắc, lý là tự nhiên. Thập can thập nhị chi, lục khí ngũ vận, năm tháng ngày giờ đều lập từ chỗ này, lại lấy làm dụng, ở trời thì là khí: Hàn, Thử, Táo, Thấp, Phong; ở đất thì thành hình: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Hình khí tương cảm mà hóa sinh vạn vật, chỗ này là nhớ kỹ tạo hóa sinh thành vậy. Nguyên kỳ diệu dụng, có thể nói là vô cùng tận.

Tứ phương ngũ hành

Mộc chủ ở phía đông, ứng mùa xuân. Mộc nói là Xúc, dương khí xúc động, tỏa ra đất mà sinh. Thủy chảy xuôi về phía đông để sinh mộc. Mộc phát ở trên mà che ở dưới, chính là Chất tự nhiên.

Hỏa chủ ở phía nam, ứng ở mùa hạ. Hỏa nói là Hóa, là hủy. Dương ở trên, âm ở dưới; hủy nhưng mà thịnh mà biến hóa vạn vật. Khoan mộc lấy hỏa chỗ mộc sinh. Nhưng hỏa không có chính thể chỉ có bản thể là mộc. Xuất lấy ứng vật, hết mà lại nhập, chính là Khí tự nhiên.

Kim chủ ở hướng tây, ứng là mùa thu. Kim nói là Cấm, âm khí mới cấm đoán vạn vật mà thu lại, đãi cát tìm vàng, là chỗ thổ sinh. Sinh ở thổ mà tách ra ở thổ, chính là Hình thể tự nhiên.

Thủy chủ ở phía bắc, ứng với mùa đông. Thủy nói là Nhuận. Âm khí nhu nhuận, đảm nhận nuôi dưỡng vạn vật. Thủy ở phía tây và đông, chỗ kim sinh. Thủy chảy quanh co, thuận xuống mà thông chính là Tính chất tự nhiên.

Thổ chủ ở trung ương, kiêm vị trí tây nam, ứng ở sinh trưởng mùa hạ. Thổ nói là Thổ tức hàm chứa thổ của vạn vật, tương sinh là xuất, tương tử là quy, là nhà của vạn vật. Cho nên sinh trưởng ở cuối mùa hạ ở chỗ hỏa sinh. Thổ hoặc là gánh nhận thủy, thủy chính là ngược với thổ, nghĩa tự nhiên.

Thổ chủ ở trung ương, kiêm vị trí tây nam, ứng ở sinh trưởng mùa h

Lại bàn về Ngũ hành sinh khắc

Ngũ hành tương khắc, Tử đều là có Mẫu phục. Mộc khắc thổ, thổ tử kim lại khắc mộc. Kim khắc mộc, mộc tử hỏa lại khắc kim. Hỏa khắc kim, kim tử thủy lại khắc hỏa. Thủy khắc hỏa, hỏa tử thổ lại khắc thủy. Thổ khắc thủy, thủy tử mộc lại khắc thổ. Có thể tương sinh với nhau, chính là thủy. Có thể tương khắc nhau chính là cuối cùng. Tính chất đều xuất phát ở trời.

Tố Vấn nói thủy sinh mộc, mộc lại sinh hỏa, là mộc bị cướp khí, cho nên thủy phẫn nộ mà khắc hỏa. Tức là Tử gặp cướp khí, Mẫu là tranh lực, cùng Mẫu bị Quỷ hại, lực Tử đến cứu, nghĩa là một. Cường có thể tấn công nhược, thổ được mộc mà thông. Thực có thể thắng hư, thủy được thổ mà tuyệt; âm có thể làm tiêu dương, hỏa được thủy mà diệt. Mãnh liệt có thể địch cương, kim được hỏa mà khuyết. Cứng có thể nhu, mộc được kim mà chặt. Cho nên ngũ hành lưu mà càng chuyển, thuận thì tương sinh, nghịch thì tương khắc, như vậy là từng cái đều có dụng.

Tượng của can chi

Nói về Can giống như thân cây, cường mà thành dương; Chi giống như cành cây, nhược mà thành âm. Xưa để lại đạo trời đất là rất rõ ràng, biểu đạt âm dương thành Tam Tài. Đứng đầu là vua sau khi trời đất đã phân chia, trước có trời mà sau có đất, thuận theo sự hóa khí mà con người sinh ra ở chỗ này, cho nên Thiên Hoàng là một họ mà có đủ 3 người, tiếp theo là họ Bàn Cổ lấy để cai trị, viết là Thiên linh đạm bạc, Vô vi mà người phàm tục tự cảm hóa, mới quy định tên là Can Chi, định lấy chỗ năm.

Thập Can là: Vu phùng, Chiên mông, Nhu triệu, Cương ngữ, Trứ ung, Đồ duy, Thượng chương, Trọng quang, Huyền, Chiêu dương.

Thập nhị Chi là: Khốn đôn, Xích phấn nhược, Nhiếp đề cách, Đơn vu, Chấp từ, Đại hoang lạc, Đôn dương, Hiệp hiệp, Than, Tác ngạc, Yêm mậu, Đại uyên hiến.

Người xưa và ý nghĩa của Âm dương sinh Tứ tượng – Can Chi

Thái Ung nói: “Can là thân. Tên thì có 10, cũng viết là Thập Mẫu, tức là Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý. Chi là cành nhánh. Tên thì có 12, cũng viết là Thập nhị Tử, tức là Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi”.

Xưng là họ Thiên Hoàng, nghĩa là lấy trời mở ra ở Tý. Xưng là họ Địa Hoàng, nghĩa là lấy Đất bắt đầu ở Sửu. Xưng là họ Nhân Hoàng, nghĩa là lấy Người sinh ra ở Dần.

Cho nên tên Can Chi là do lúc Thiên Hoàng bắt đầu quy định, còn họ Địa Hoàng thì định là Tam Thần, đạo phân ra ngày đêm, lấy 30 ngày là một tháng, mà chỗ tất cả can chi mới bắt đầu phối.

Âm dương sinh Tứ tượng

Họ Nhân Hoàng, chủ làm Vua Bất Hư, Thần là quý bất hư, khởi đầu chính là từ chỗ giáo dục quân thần, từ chỗ bắt đầu nam nữ ẩm thực, bắt đầu được khí trời đất mà có phân chia Mẫu Tử, vì vậy chỗ này mới thuộc có Can Chi.

Về phần Phục Hi ngửa mặt xem tượng ở trời, cúi nhìn làm theo lễ pháp ở đất, ở giữa nhìn vạn vật và con người, lấy Đức mới họa Bát Quái mà thông thần minh, lấy Tình mà phân loại vạn vật, nhằm làm Giáp lịch và chữ nghĩa sinh ra chỗ này. Trao Hà Đồ đến cho Hoàng Đế, trông thấy tượng Nhật Nguyệt Tinh Thần, vì vậy mới có sách xem Tinh sao. Mệnh Đại Nghiêu tìm tình Ngũ hành, mới thấy chỗ xem Chiêm Đẩu, vì vậy mới lấy Giáp Tý phối thuộc ngũ hành nạp âm.

Phong thủy Kỳ Bách

Để lại một bình luận