Trực Phù Trực Sử là hai yếu tố cực kỳ quan trọng trong Bát môn. Dùng lịch Can – Chi để xác định tứ trụ thời gian, mới có thể biết được tiết – khí, xác định Tam nguyên, Âm hay dương độn. Từ đó mới có thể xác định Phù – Sử nhị trực. Qua đó xác định được vị trí của bát môn, bát thần, cửu tinh. Sau đó mới có thể dùng hưu tù vượng tướng, khắc chế, tiết khí, hình xung phá hại tuyệt, hợp hội… mà luận cát hung. Vậy, nếu không dùng lịch can – chi, tiết khí, tất không thể nào dùng được Bát môn độn.
Địa chi Tứ hành xung là: Tứ Vượng: Tý – Ngọ – Mão – Dậu; Tứ Sinh: Dần – Thân – Tỵ – Hợi; Tứ Mộ: Thìn – Tuất – Sửu – Mùi kết hợp với Giáp – Kỷ dùng để định Tam nguyên trong một tháng:
- Thượng nguyên: Tứ Vượng;
- Trung nguyên: Tứ Sinh;
- Hạ nguyên: Tứ mộ.
Dương độn Âm độn
Đông Chí, Kinh Trập | 1-7-4 | Hạ Chí, Bạch Lộ | 9-3-6 | |
Tiểu Hàn | 2-8-5 | Tiểu Thử | 8-2-5 | |
Xuân Phân, Đại Hàn | 3-9-6 | Đại thử, Thu Phân | 7-1-4 | |
Thanh Minh, Lập Hạ | 4-1-7 | Hàn Lộ, Lập Đông | 6-9-3 | |
Cốc Vũ, Tiểu Mãn | 5-2-8 | Sương Giáng, Tiểu Tuyết | 5-8-2 | |
Mang Chủng | 6-3-9 | Đại Tuyết | 4-7-1 | |
Lập Xuân | 8-5-2 | Lập Thu | 2-5-8 | |
Vũ Thủy | 9-6-3 | Xử Thử | 1-4-7 |
Cách tìm:
Dùng tứ trụ tìm tiết khí, sau đó xác định tam nguyên để có âm độn hay dương độn. Có Âm độn hay Dương độn rồi thì mới sắp xếp tam kỳ, lục nghi:
Dương độn thì Lục nghi đi theo chiều thuận và Tam kỳ đi theo chiều nghịch.
Mậu – 1; Kỷ – 2; Canh – 3; Tân – 4; Nhâm – 5; Quý – 6; Đinh – 7; Bính – 8; Ất – 9;
Âm độn thì Lục nghi đi theo chiều nghịch và Tam kỳ đi theo chiều thuận.
Mậu – 1; Kỷ – 9; Canh – 8; Tân – 7; Nhâm – 6; Quý – 5; Đinh – 4; Bính – 3; Ất – 2;
VD: Ta xem giờ Quý Mùi, Dương độn 7 cục (Đông chí, Trung nguyên)
Tìm Phù – Sử, ta làm như sau:
Quý Mùi có Tuần thủ Giáp Tuất (Dùng cách tính tuần thủ Lục thập Giáp Tý), ẩn trong Lục Kỷ. Mậu theo độn cục tọa tại Đoài 7, Kỷ ở cung 8 tức cung Cấn. Cung Cấn có sao là Thiên Nhậm, môn là Sinh Môn. Vậy Trực Phù là Thiên Nhậm, Trực Sử là Sinh Môn.
2 Bình luận