Tòng vượng trong Bát tự

Tòng vượng không phải là nhật chủ không cơ hội sinh tồn. Nhật chủ vượng, hoặc là đắc lệnh, hoặc là đắc địa.

Nhưng thiên can chỉ xuất hiện Tỷ Kiên, Kiếp Tài, Ấn Thụ sinh trợ nhật chủ mà không có Quan Tinh, Thất Sát, Thực Thần hay Thương Quan khắc tiết nhật chủ. Khí thế nhật chủ cực vượng, cũng không thể không theo một dạng khí ngũ hành. Đây cũng là một dạng độc tượng. Nếu trong mệnh cục đã có Tài Tinh, Thất Sát hỗn tạp, thì không gọi là “chân tòng”. 

Tòng vượng trong Bát tự

Ví dụ

Tứ trụ trong mệnh cục lần lượt là Quý Mão, Ất Mão, Giáp Dần, Ất Hợi 

Nhật chủ Giáp Mộc, sinh ở tháng Mão. Mộc đương thời đắc lệnh nên Mộc vượng. Nguyệt can, Thời can Ất Mộc là Kiếp Tài, Niên can Quý Thủy là Ấn Thụ, sinh trợ giúp sức cho Giáp Mộc. Niên chi, Nguyệt chi Mão Mộc là Nhẫn địa của nhật chủ Giáp Mộc. 

Nhật chi Dần Mộc lại là Lộc địa của nhật chủ Giáp Mộc. Thời chi Hợi Thủy là Trường Sinh của Giáp Mộc. Hơn nữa, lại tàng Nhâm Thủy, lại là Ấn Thụ của nhật chủ. Khí thế của nhật chủ Giáp Mộc quá vượng. Không có Thực Thần, Thương Quan, nên chỉ có thể tòng khí cực vượng là Mộc. 

Tòng vượng cách

Tòng vượng cũng có thể thành cách cục là tòng vượng cách. Nếu xuất hiện tòng vượng cách, dụng thần thường là Tỷ Kiên, Kiếp Tài hoặc Ấn Thụ. Nếu mệnh cục có Quan Tinh, Thất Sát khắc nhật chủ, mà nhật chủ quá vượng thịnh nên không khắc chế được, đó là “phạm vượng”. Tai họa tất sinh. 

Nếu gặp Tài Tinh, nhật chủ và Tỷ Kiên, Kiếp Tài là Quần Kiếp tranh tài, người này ở vào cảnh ngộ nguy hiểm cực điểm. Nếu xuất hiện Ấn Thụ, lại còn gặp Thương Quan, Thực Thần, thì cũng không phải là chuyện tốt.

Tòng vượng là trong mệnh cục có nhật chủ nhất khí vượng thịnh. Tứ trụ đều là đất lộc, nhẫn của Tỷ Kiên, Kiếp Tài. Nhật chủ vượng mà nặng.

Để lại một bình luận