Tiết khí – Thời gian: Kỳ Môn Độn Giáp

Tiết khí – Thời gian trong Kỳ Môn Độn Giáp là phần cơ bản và quan trọng trong Thuật Kỳ Môn Độn GIáp. Để xác định được tiết và khí, cần phải nắm rõ ngày giao tiết (Dương lịch).

Ý nghĩa của 24 tiết khí

  • Lập xuân: Ngày bắt đầu mùa xuân.
  • Vũ thủy: Vũ thủy tức là tuyết tan. Từ trên rơi xuống gọi là mưa (vũ). Gió Đông làm tuyết tan mà chảy, gọi là nước (thủy).
  • Kinh trập: Côn trùng tỉnh giấc, ra ngoài.
  • Xuân phân: Phân tức chia thành nửa âm – dương. Ngày này độ dài của ban ngày và ban đêm bằng nhau.
  • Thanh minh: Vạn vật sống thanh tịnh, trong sáng.
  • Cốc vũ: Mưa xuống khiến cho ngũ cốc sinh sôi.
  • Lập hạ: Ngày bắt đầu mùa hạ. 
  • Tiểu mãn: Vạn vật sinh trưởng vào thời kỳ này. 
  • Mang chủng: Ngũ cốc nảy mầm, có thể gieo trồng.
  • Hạ chí: Hạ chí là dương cực thịnh sinh âm.
  • Tiểu thử: Những ngày nắng nóng nhất, đầu tháng gọi là Tiểu thử.
  • Đại thử: Những ngày nắng nóng nhất, giữa tháng là Đại thử.
  • Lập thu: Ngày bắt đầu mùa thu. 
  • Xử thử: Cái nóng (dương) sắp nhường chỗ cho lạnh (âm). 
  • Bạch lộ: Âm khí dần dần nặng, sương trắng đọng
  • Thu phân: Ngày phân chia thành nửa âm nửa dương, tức ngày này có độ dài ngày và đêm bằng nhau.
  • Hàn lộ (ngày 8 – 9 tháng 10 giao tiết): Khí sương lạnh giống như muốn kết lại.
  • Sương giáng: Sương mù ở trên mặt đất, khí âm dần thịnh.
  • Lập đông: Ngày bắt đầu mùa đông. 
  • Tiểu tuyết: Tuyết bắt đầu rơi. 
  • Đại tuyết: Thường có bão tuyết.
  • Đông chí: Đông chí là âm cực thịnh sinh dương.
  • Tiểu hàn: Bắt đầu lạnh là Tiểu hàn. 
  • Đại hàn: Thời tiết rất lạnh là Đại hàn.

Tiết khí là Tiết khí và trung khí. Lập xuân vào đầu tháng Giêng, Vũ thủy vào giữa tháng Giêng.

Ngày giao tiết khí

Tiết KhíTháng DLNgày giao tiết
Lập Xuân23 – 5
Vũ Thủy218 – 20
Kinh Trập35 – 7
Xuân Phân320 -23
Thanh Minh44 – 6
Cốc Vũ419 – 21
Lập Hạ55 – 7
Tiểu Mãn520 – 22
Mang Chủng65 – 7
Hạ Chí621 – 22
Tiểu Thử76 – 8
Đại Thử722 -24
Tiết khíTháng DLNgày giao tiết
Lập Thu87 – 9
Xử Thử822 – 24
Bạch Lộ98 – 9
Thu Phân922 – 24
Hàn Lộ108 – 9
Sương Giáng1022 – 24
Lập Đông117 – 8
Tiểu Tuyết1122 – 23
Đại Tuyết126 – 8
Đông Chí1221 – 23
Tiểu Hàn15 – 7
Đại Hàn120 – 21

Ngày nước lớn

Những ngày nguyệt kỵ: 5, 14, 23 là những ngày theo quan niệm dân gian là những ngày xấu, không nên làm bất cứ chuyện gì.

.Tiết Khí Ngày nước lớn

Sau ngày Sóc là mùng 1, thì mùng 5 là ngày Mặt trăng xuất hiện trên bầu trời. Lúc này mặt trăng bắt đầu ảnh hưởng mạnh đến thủy triều. Trước ngày 15 là ngày vọng hàng tháng, tình trạng cũng tương tự. Ngày 23 hàng tháng là ngày mặt trăng bắt đầu biến mất trên bầu trời. Ngày này cũng giống như 2 ngày trước. Vì vậy, ba ngày 5, 14, 23, dân gian gọi là ngày Nguyệt Kỵ.

Tuy nhiên, nước lớn – ròng không chỉ mạnh vào những ngày trên, mà còn mạnh vào những ngày khác. Nên ngày con nước lớn được dân gian cho là ngày xấu. Tuy nhiên, đối những ngành nghề liên quan đến con nước thì ngày nước lớn cũng có thể là ngày tốt.

ThángNgàyGiờ nước lớnGiờ nước ròng
1 – 7 (Dần – Thân)5, 19ThìnTỵ
2 – 8 (Mão – Dậu)3, 17, 29TỵNgọ
3 – 9 (Thìn – Tuất)13, 27TuấtHợi
4 – 10 (Tỵ – Hợi)11, 25NgọMùi
5 – 11 (Ngọ – Tý)9, 23DầnMão
6 – 12 (Mùi – Sửu)7, 21Sửu

Giờ Thiên Cẩu Hạ Thực

Đây là giờ xấu. Mọi việc nên tránh làm.

ThángNgàyGiờ
GiêngHợi
2Sửu
3DầnSửu
4MãoDần
5ThìnMão
6TỵThìn
ThángNgàyGiờ
7NgọTỵ
8MùiNgọ
9ThânMùi
10DậuThân
MộtTuấtDậu
ChạpHợiTuất

Phong thủy Kỳ Bách

FanPage Phong thủy Kỳ Bách luôn cập nhật tin mới nhất.

Để lại một bình luận