Thuật Kỳ môn độn giáp dựa trên cửu tinh, tiết – khí để an Thiên bàn, Nhân bàn và Thần bàn. Kỳ tử: Lục nghi là từ Mậu đến Quý, Tam kỳ là Ất – Bính – Đinh để xác định toàn cục.
Độn Giáp tức là đem Lục giáp ẩn vào Lục nghi.
Giáp Tý ẩn nghi Mậu, còn gọi là Giáp Tý – Mậu
Giáp Tuất ẩn nghi Kỷ, còn gọi là Giáp Tuất – Kỷ
Giáp Thân ẩn nghi Canh, còn gọi là Giáp Thân – Canh
Giáp Ngọ ẩn nghi Tân, còn gọi là Giáp Ngọ – Tân
Giáp Thìn ẩn nghi Nhâm, còn gọi là Giáp Thìn – Nhâm
Giáp Dần ẩn nghi Quý, còn gọi là Giáp Dần – Quý
Tùy theo tứ trụ năm tháng ngày giờ (chủ yếu là tháng, ngày và giờ) mà định được cục.
Tiết khí trong Thuật Kỳ Môn Độn Giáp
Muốn an Thiên bàn, đầu tiên cần phải biết ngày, giờ và tiết khí.
Thuật Kỳ môn dùng tháng tiết khí. Một tiết hoặc một khí có mười lăm ngày, bắt đầu từ ngày có can là Giáp hoặc là Kỷ. Tiết khí trong thuật Kỳ môn độn giáp được chia làm 3 nguyên. Mỗi nguyên trong một tiết hoặc khí luôn luôn có 5 ngày. Những ngày Giáp Tý – Giáp Ngọ / Kỷ Mão – Kỷ Dậu là bắt đầu của thượng nguyên. Những ngày Giáp Dần – Giáp Thân / Kỷ Tỵ – Kỷ Hợi là bắt đầu của trung nguyên. Những ngày Giáp Thìn – Giáp Tuất / Kỷ Sửu – Kỷ Mùi là bắt đầu hạ nguyên.
Vị trí các tháng trên bàn bát quái
Tháng Giêng ở Cấn – 8, tháng 2, 3 ở Chấn – 3. Tháng 4 ở Tốn – 4, tháng 5, 6 ở Ly – 9. Tháng 7 ở Khôn – 2, tháng 8, 9 ở Đoài – 7. Tháng 10 ở Càn – 6, tháng Một, Chạp ở Khảm – 1 (Xem hình).
Xuân Vũ Kinh Xuân Thanh Cốc thiên
Hạ Mãn Mang Hạ Thử tương liên
Thu Xử Lộ Thu Hàn Sương giáng
Đông Tuyết Tuyết Đông Tiểu Đại hàn
Mỗi nguyệt lưỡng tiết bất biến canh
Tối đa tương sai nhất lưỡng thiên
Thượng bán niên lai Lục, Chấp nhất
Hạ bán niên thị Bát, Chấp tam.
Các tiết phân vào 8 cung của bát quái như sau:
- Bát – Lập Vũ Kinh
- Tam Xuân Thanh Cốc
- Tứ – Lập Tiểu Mang
- Cửu – Hạ Tiểu Đại (Thử)
- Nhị – Lập Xử Bạch
- Thất – Thu Hàn Sương
- Lục – Lập Tiểu Đại (Tuyết)
- Nhất – Đông TIểu Đại (Hàn)
Ví dụ:
- Tháng Canh Tuất năm Nhâm Dần nằm ở cung Đoài – 7. Tiết và khí là Hàn Lộ và Sương Giáng.
- Tháng Tân Hợi năm Nhâm Dần nằm ở cung Càn – 6. Tiết khí là Lập Đông – Tiểu Tuyết.
- Tháng Nhâm Tý năm Nhâm Dần nằm ở cung Khảm – 1. Tiết khí là Đại Tuyết – Đông Chí.
- Tháng Quý Sửu năm Nhâm Dần nằm ở cung Khảm 1. Tiết khí là Tiểu Hàn – Đại Hàn.
Tam nguyên độn cục trong Thuật Kỳ môn
Một năm được phân ra Nhị Chí là Đông Chí và Hạ Chí. Thuật Kỳ Môn phân ra Âm độn và Dương độn. Dương độn bắt đầu từ Đông Chí đến hết Mang Chủng. Âm độn bắt đầu từ Hạ Chí đến hết Đại Tuyết. Dùng Cửu cung Tinh đồ thuận nghịch để tính Âm và Dương độn. Âm độn thì dùng Tinh đồ nghịch, Dương độn thì dùng Tinh đồ thuận.
Tam nguyên độn cục có liên hệ mật thiết với cách bày trí 24 tiết khí trên Bát quái bàn.
Như phần trên đã nói, mỗi một tiết hoặc khí đều phân ra làm ba phần gọi là Tam nguyên. Mỗi nguyên gồm năm ngày, bắt đầu từ ngày có can Giáp hoặc Kỷ. 5 ngày đầu tiên của tiết hoặc khí gọi là Thượng nguyên. Năm ngày giữa gọi là Trung nguyên và 5 ngày cuối gọi là Hạ nguyên. Mỗi một nguyên trong một tiết hoặc khí đều được định một số gọi là số cục. Đây chính là Tam nguyên độn cục.
Cách tính Tam nguyên độn cục trong Thuật Kỳ Môn Độn Giáp
Dựa vào bảng an Tiết khí trên Bát quái bàn, cùng với Cửu cung Tinh đồ thuận nghịch mà tìm được độn cục.
Tùy theo tiết – khí mà dùng số của cung Bát quái tương ứng. Đem số đó nhập trung cung theo Âm dương thuận nghịch mà tìm Tinh đồ. Thượng nguyên là trung cung, Trung nguyên nằm cở cung Khôn – 2. Hạ nguyên nằm ở cung Cấn 8.
VD:
- Ngày Bính Thân , tháng Canh Tuất năm Nhâm Dần, có tiết khí là Hàn Lộ – Sương Giáng. Ngày Bính Thân thuộc Giáp Ngọ. Giáp Ngọ chính là Thượng Nguyên. Hạ bán niên thị Bát, Chấp Tam. Ngày Giáp Ngọ thuộc trung tuần tháng Canh Tuất (có ngày đầu tháng là Nhâm Ngọ – Xem Cách tính ngày đầu tháng). Nên Giáp Ngọ là thượng nguyên Hàn Lộ (trong trường hợp này gọi là Chính thụ). Tháng Tuất nằm trong vòng Âm độn, vì vậy sử dụng Cửu cung Tinh đồ nghịch để tính. Sau khi tính, được số của Thượng nguyên Hàn Lộ là 6. Vì vậy gọi là Âm độn 6 cục.
- Ngày Canh Tý , tháng Canh Tuất năm Nhâm Dần, có tiết khí là Hàn Lộ – Sương Giáng. Ngày Canh Tý thuộc Kỷ Hợi. Kỷ Hợi chính là Trung nguyên Hàn Lộ. Vẫn dùng Cửu cung Tinh đồ nghịch để tính. Có được số 9 là số cục của Trung nguyên Hàn Lộ. Gọi là Âm độn 9 cục.
Fanpage Phong thủy Kỳ Bách luôn cập nhật tin mới nhất