Thuật Kỳ Môn Độn Giáp – An Nhân bàn

Thuật Kỳ Môn Độn Giáp – An Nhân bàn tương đối phức tạp hơn an Thiên bàn. Ngoài việc xác định Tuần thủ, còn phải xác định Trực Sử theo giờ.

Cách an Nhân bàn trong Thuật Kỳ Môn

Sau khi an vị Lục Nghi – Tam Kỳ, Trực Phù trên Thiên bàn xong, tiếp đến là tìm Tuần thủ của giờ cần xem.

Xét xem Tuần thủ của giờ cần xem ẩn ở Nghi nào, tọa tại phương vị nào trên Địa bàn. Từ đó dùng Cửu cung tinh đồ thuận, an các giờ tiếp theo của Tuần thủ. Tới giờ cần xem, dừng lại ở cung nào, từ cung đó khởi Trực Sử theo Âm Dương độn cục.

Lấy VD ngày Bính Thân, tháng Canh Tuất, năm Nhâm Dần, giờ Nhâm Thìn để xét.

CANH
NHUẾ
ĐINH
TÂM
NHÂM
PHỤ
TÂN
XUNG
KỶ
BỒNG
ẤT
NHẬM
BÍNH
TRỤ
QUÝ
CẦM
MẬU
ANH

Ngày này tính ra được là Âm độn 6 cục. An Lục Nghi – Tam Kỳ và Thiên bàn, có được bảng trên.

Tiếp theo an Nhân bàn. Giờ Nhâm Thìn thuộc Giáp Thân – Giáp Thân ẩn ở Nghi Canh. Từ Canh tính là Thân, dùng Cửu cung Tinh đồ, phi thuận để an các giờ còn lại (xem hình).

Thuận Kỳ Môn Độn Giáp - An Nhân bàn
THÂN / TỴ
NHUẾ
THƯƠNG
Canh
SỬU
TÂM
KINH
Đinh
MÃO
PHỤ
CẢNH
Nhâm
THÌN
XUNG
ĐỔ
Tân

DẬU / NGỌ
BỒNG
Kỷ
HỢI
NHẬM
HƯU
Ất

TRỤ
KHAI
Bính
DẦN
CẦM
TỬ
Quý
TUẤT / MÙI
ANH
SINH
Mậu

AN NHÂN BÀN:

Giờ (Địa chi): THUẬN PHI

Trực Sử: THEO ĐỘN CỤC.

Từ Canh tọa tại cung Tốn – 4, tính là Thân (vì là Giáp Thân), thuận phi ta được bàn trên. Tìm được Thìn lạc ở cung Chấn – 3. Từ Chấn – 3, đem Trực Sử là Đổ Môn an vào đó, nghịch phi (do bản cục là Âm độn 6 cục).

Sử dụng kết quả cuối cùng sau khi dùng phi tinh nghịch hành để an Bát môn vào cửu cung. Đó chính là Nhân bàn.

Phong thủy Kỳ Bách

Fanpage Phong thủy Kỳ Bách luôn cập nhật tin mới nhất

Để lại một bình luận