Thanh Long: Thập nhị Thiên tướng Lục Nhâm 

Thanh Long thuộc Giáp, Dần mộc, là cát tường. Đắc địa thì giàu sang vinh hiển, Thất địa thì tiền tài đồ vật hao tán. Chủ về các việc tiền của, lúa gạo, vui mừng.

Xem về việc công, phải lấy Thần này làm hỷ thần. Nếu thần chỗ nó thừa mang hình đới sát, vào tam truyền, lại khắc Nhật can, thì ngược lại chủ về hung sự.

Coi hôn nhân, lấy Thần này làm chồng, Thiên Hậu làm vợ.

Mới cưới vợ về mà coi được quẻ Thiên Hậu khắc Thanh Long chỗ thần nó thừa thì nhất định là vợ khắc chồng.

Thanh Long

Thừa thần

Coi cầu tài phải lấy Thần này làm chủ, thừa khí vượng tướng, lâm địa bàn vượng tướng, cùng với Nhật can thời chi sanh nhau, hoặc cùng với Nhật can, thời chi hợp thành tam hợp, lục hợp thì tốt. Nhưng nó phải vào tam truyền, hoặc ở trên Nhật can thời chi. Nếu không như thế tức nó ở chỗ nhàn rảnh, thì không đắc lực.

Coi hôn nhân, trộm cướp, bệnh tật

Coi hôn nhân tất có thai, sanh đẻ, có thể theo như lệ ở trên. Lại chỗ Thanh Long thừa sinh bổn mạng thì phát tài, khắc bổn mạng thì hao tài.

Coi bắt trộm cướp thì rất kỵ Thanh Long vao tam truyền. Thanh Long có tượng thay đầu mà chẳng thấy đuôi. Coi người đi xa gặp Thanh Long vào tam truyền cũng chủ về di chuyển đi phương khác.

Coi bệnh thấy Thanh Long vào tam truyền thì bệnh này ắt là vì ăn nhậu mà mắc, hoặc vì chơi gái mà mắc.

Coi quan chức về bên văn thì phải xem Thanh Long, về đằng võ thì phải xem Thái Thường, cùng với Nhật can sinh hợp thi tốt, ngược lại thì xấu. Thanh Long, Thái Thường thừa Thái Tuế vào tam truyền chủ về dời đổi chỗ làm.

Thanh Long cùng với hung sát hợp hay gom vào ở trên Nhật can, thời chi thì chủ trong chỗ vui mừng có tranh đấu sát hại.

Tháng mạnh (tức là tháng giêng, tháng 4, tháng 7, tháng 10) thừa Dần. Tháng trọng (tức là tháng 2, tháng 5, tháng 8, tháng 11) thừa Dậu. Tháng quý ( tức là tháng 3, tháng 6, tháng 9, tháng 12) thì gọi là mở mắt, chủ về tiêu tai nạn, giáng phước. Mùa xuân thừa Sửu, mùa hè thừa Dần, mùa thu thừa Thìn, mùa đông thừa Tỵ thì gọi là nằm yên, chủ về tai họa theo tới nơi.

Lâm địa bàn 

  • Lâm Dậu gọi là rồng núp cạn (Phục lục), nên thối lui, chẳng nên tiến thủ.
  • Lâm Sửu là nằm trong bùn (bàn nê), chủ về chỗ mình mưu tính chưa toại lòng.
  • Lâm Tuất gọi là lên đứng đầu (đăng khôi), chủ về kẻ tiểu nhân tranh giành tiền bạc. 
  • Lâm Tỵ gọi là bay lên trời (phi thiên), chủ về nhiều lần vui mừng.
  • Lâm Dần gọi là cưỡi mây (thừa vân), lâm Mão gọi là đuổi sấm (khu lôi), đều chủ về việc kinh doanh có lợi.
  • Lâm Mùi gọi là không vẩy (vô lăn), chủ về có hại, thương tổn thân thể.
  • Lâm Thân gọi là đẩy sừng (thôi giác), chủ về mắc tội đánh lộn tranh giành thưa kiện. 
  • Lâm Ngọ gọi là đốt mình (phần thân), lâm Thìn gọi là bịt mắt (yểm mục), chủ về có sự lo lắng bất ngờ đưa tới.
  • Lâm Tý gọi là vào biển (nhập hải), lâm Hợi gọi là lội sông (du giang), chủ về, có sự lo lắng khác thường.

Loại thần của Thanh Long

Là quan to, quý nhân, người giàu có, điền chủ, chồng. Là rồng, cọp, beo, chồn, mèo. Là mưa. Ở bệnh là đau gan, đi kiết. Ở màu sắc là màu biếc. Ở số là số 7.

Lục Nhâm đại độn | Phong thủy Kỳ Bách

FanPage Phong thủy Kỳ Bách luôn cập nhật tin tức mới nhất.

Để lại một bình luận