Tam truyền tứ khóa trong Lục Nhâm Đại Độn dùng 10 Thiên can gởi chi, Tứ khóa, tam truyền, tuần tự hợp nhau mà thành một quẻ Lục Nhâm.
THUYẾT MINH TỨ KHÓA
Tứ Khóa là lấy Can, Chi của ngày xem quẻ hợp cùng với Thiên Bàn, Địa Bàn mà diễn thành ra. Phép diễn ra chia thành 4 bước. Nay thuật rõ cung gửi của 10 Thiên Can, lại bày ra cách diễn như sau:
- Ngày Giáp – Khóa Dần (Ngày Giáp gửi ở cung Dần, Địa Bàn)
- Ngày Ất – Khóa Thìn (Ngày Ất gửi ở cung Thìn, Địa Bàn)
- Ngày Bính, Mậu – Khóa Tỵ (Ngày Bính, Mậu gửi ở cung Tỵ, Địa Bàn)
- Ngày Đinh, Kỷ – Khóa Mùi, (Ngày Đinh, Kỷ gửi ở cung Mùi, Địa Bàn)
- Ngày Canh – Khóa Thân, (Ngày Canh gởi ở cung Thân, Địa Bàn)
- Ngày Tân – Khóa Tuất, (Ngày Tân gửi ở cung Tuất, Địa Bàn)
- Ngày Nhâm – Khóa Hợi (Ngày Nhâm gửi ở cung Hợi, Địa Bàn)
- Ngày Quý – Khóa Sửu (Ngày Quý gửi ở cung Sửu, Địa Bàn)
Bốn cung Địa Bàn Tý, Ngọ, Mão, Dậu không dùng để gửi 10 Thiên Can.
Phép diễn thứ nhất:
Trước phải đem nhật can của ngày coi viết ra, sau mới theo phép cung gửi của 10 Can, xem nó gửi vào Địa Bàn ở cung nào, liền theo chỗ đó để gửi. Trước đem chữ của Thiên Bàn ở cung gửi viết lên trên Nhựt can tức là khóa thứ nhất.
Phép diễn bước thứ hai:
Lại lấy chữ trên Nhật Can đã được, viết ở phía trái Nhật Can, từ trên Địa Bàn, tra trên Thiên Bàn của chữ này là gì, liền viết lên trên chữ này. Đây là khóa thứ hai.
Phép diễn bước thứ ba:
Đem Nhật Chi (Địa Chi của ngày, như ngày Giáp Tý thì Tý là Địa Chi của ngày) viết ở bên cạnh phía trái khóa thứ hai, ngang hàng với chữ dưới của khóa, thứ nhất, thứ nhì. Lại từ trên Địa Bàn tra được chữ trên Thiên Bàn của Địa Chi là gì, viết ở trên Địa Chi, tức là khóa thứ ba.
Phép diễn bước thứ tư:
Lấy chữ chỗ được ở trên Chi Thượng viết ở phía trái Địa Chi, lại từ trên Địa Bàn tra được Thiên Bàn trên chữ này là chữ gì, liền viết lên trên chữ này, tức là khóa thứ tư.
Thí dụ: Ngày Giáp Tý, giờ Tuất, Thân Tướng (giờ người coi quẻ lấy là giờ Tuất, mà Nguyệt Tướng là Thân, phải đem Nguyệt Tướng gia vào giờ coi), thành quẻ dưới đây:
Xét: Giáp gửi ở cung Dần, xem trên Địa Bàn, Dần được chữ Tý, viết lên trên chữ Giáp thành ra Tý/Giáp, ấy là khóa thứ nhất, rồi đem chữ Tý viết ở trái chữ Giáp, xem trên Địa Bàn chữ Tý được chữ Tuất, viết khi chữ Tuất lên trên chữ Tý, thành ra Tuất/Tý, ấy là khóa thứ nhì. Hai khóa thứ nhất, thứ nhì là do Nhật can mà được, gọi là hai khóa Nhật Thượng.
Lại đem như chữ Tý của của Nhật Chi viết ở phía trái bên cạnh chữ Tý (của khóa thứ hai Tuất/Tý). Xem trên Địa Bàn của Tý được Tuất, viết lên trên chữ Tý này thành ra Tuất/Tý. Đây là khóa thứ ba. Lại đem chữ Tuất việt ở bên cạnh phía trái chữ Tý (chữ Tý của Nhật Chi) xem trên Địa Bàn của Tuất được Thân, viết lên trên chữ Tuất, thành ra Thân/Tuất. Đây là khóa thứ tư. Hai khóa ba, tư là do Nhựt Chi mà được gọi là hai khóa Thời Thượng. Trong Lục Nhâm gọi tắt Nhựt can là Nhựt, Nhựt Chi là Thời.
THUYẾT MINH TAM TRUYỀN
Tam Truyền là: Sơ Truyền (còn có tên là Phát Dụng), Trung Truyền, Mạt Truyền, lấy trên dưới Khắc, Tặc của tứ khóa (dưới khắc trên gọi là Tặc, trên khắc dưới gọi là Khắc) hoặc các thứ tình hình khác mà thành. Phép lấy Tam Truyền chia làm 9 loại: Nay hãy xét trước sự sinh, khắc của Ngũ Hành mới hiểu rõ phép lấy Tam Truyền
Ngũ Hành sinh, khắc:
Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim.
Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim.
Loại thứ nhất: phép lấy Tam Truyền:
Trong 4 khóa, có một khóa hạ tặc thượng (dưới khắc trên). Trước hãy lấy thần bị khắc này làm Sơ Truyền.
Thứ nhì từ trên Địa Bàn xem chữ của Sơ Truyền ở trên Thiên Bàn làm Trung Truyền.
Lại từ chữ ở Thiên Bàn trên Trung Truyền làm Mạt Truyền gọi là quẻ THỦY NHẬP.
Như trong 4 khóa, có một khóa trên khắc dưới, mà lại có một khóa dưới khắc trên. Lấy dưới khắc trên làm Sơ Truyền, phép lấy Trung Truyền, Mạt Truyền cũng giống với quẻ THỦY NHẬP. Tên quả này là quẻ TRUNG THÂM.
Trong 4 khóa, không có khóa nào dưới khắc trên, mà chỉ có một khóa trên khắc dưới. Lấy trên khắc dưới làm Sơ Truyền. Phép lấy Trung Truyền, Mạt Truyền cũng giống như quẻ THỦY NHẬP, TRUNG THÂM. Quẻ này gọi là quẻ NGUYÊN THỦ.
Ví dụ: Tháng 4 ngày Bính Tuất, giờ Tý, Thân Tướng:
Xét trong bốn khóa: Khóa thứ nhất Thân Bính, Bính là Hỏa khắc Thân Kim, dưới khắc trên. 3 khóa kia đều không khắc, cho nên lấy Thân là Kim bị khắc làm Sơ Truyền. Tra Địa Bàn trên Thân được Hợi, trên Hợi được Dần. Cho nên lay Hợi làm Trung Truyền, Dần làm Mạt Truyền.
Ví dụ 1:
Tháng 4, ngày Bính Tuất, giờ Tỵ, Thân Tướng
THÂN | DẬU | TUẤT | HỢI |
MÙI | TÝ | ||
NGỌ | SỬU | ||
TỴ | THÌN | MÃO | DẦN |
KHÓA BỐN | KHÓA BA | KHÓA HAI | KHÓA NHẤT |
THÌN | SỬU | HỢI | THÂN |
SỬU | TUẤT | THÂN | BÍNH |
- THÂN
- HỢI
- DẦN
Xét trong bốn khóa. Khóa thứ nhất Thân/Bính, Bính Hỏa khắc Thân Kim. Dưới khắc trên, 3 khóa kia đều không khắc. Cho nên lấy Thân Kim khắc làm Sơ Truyền. Tra Địa Bàn trên Thân được Hợi, trên Hợi được Dần. Cho nên lấy Hợi làm Trung Truyền, Dần làm Mạt Truyền.
Ví dụ 2:
Tháng 4, ngày Đinh Sửu, giờ Tý, Thân Tướng
SỬU | DẦN | MÃO | THÌN |
TÝ | TỴ | ||
HỢI | NGỌ | ||
TUẤT | DẬU | THÂN | MÙI |
KHÓA BỐN | KHÓA BA | KHÓA HAI | KHÓA NHẤT |
TỴ | DẬU | HỢI | MÃO |
DẬU | SỬU | MÃO | ĐINH |
- TỴ
- SỬU
- DẬU
Xét trong bốn khóa, chỉ có khóa thứ tư Tỵ/Dậu. Tỵ hỏa khắc Dậu kim, trên khắc dưới, còn các khóa khác đều không khắc. Cho nên lấy Tỵ làm Sơ Truyền. Tra trên Địa Bàn của Tỵ được Sửu, trên Địa Bàn của Sửu được Dậu. Vy nên lấy Sửu làm Trung Truyền, Dậu làm Mạt Truyền.
CHÚ Ý: Nếu lấy Khắc làm Phát Dụng (tức là Sơ Truyền) chẳng kể trên khắc dưới hay dưới khắc trên đều phải lấy CHỮ PHÍA TRÊN làm Sơ Truyền, KHÔNG DÙNG CHỮ Ở DƯỚI.
FanPage Phong thủy Kỳ Bách luôn cập nhật tin mới nhất.