Phi tinh trong phong thủy Bát Trạch và Huyền Không là bước cơ bản quan trọng để tìm vị trí, đặc tính của phi tính. Vận dụng nguyên lý tương hỗ, suy vượng giữa thời gian và không gian để luận đoán sự biến đổi cát hung. Phi tinh gồm Cửu tinh, tên gọi, thứ tự như sau:
- Nhất Bạch tại Khảm là Tham Lang
- Nhị Hắc tại Khôn là Cự Môn
- Tam Bích tại Chấn là Lộc Tồn
- Tứ Lục tại Tốn là Văn Khúc
- Ngũ Hoàng tại Trung cung là Liêm Trinh
- Lục Bạch tại Càn là Vũ Khúc,
- Thất Xích tại Đoài là Phá Quân
- Bát Bạch tại Cấn là Tả Phụ
- Cửu Tử tại Ly là Hữu Bật.
Hà Đồ, cũng là vị trí nguyên thủy của Cửu tinh trong Bát Trạch. Tức: Đội 9, đạp 1, trái 3 phải 7, 2 – 4 là vai, 6 – 8 làm chân, 5 tại trung cung.
Quỹ đạo của cửu tinh lại phân ra làm thuận nghịch.
Vượng suy của cửu tinh
Phi tinh cửu cung Lạc Thư theo từng thời gian khác nhau mà lần lượt nhập vào trung cung. Sao nhập trung cung gọi là sao đương lệnh. Gọi là đương lệnh (đương trực), tức là nắm lệnh tại thời điểm đó. Sao đương lệnh gọi là vượng tinh.
Vượng tinh khí quẻ mạnh nhất
Ví dụ Thất Xích kim tinh nhập vào trung cung, nên gọi là sao đương lệnh, Thất Xích kim tinh bản vị ở Đoài, ngũ hành thuộc kim nên khí quẻ thuộc kim, chỉ có tác dụng ở Đoài. Khi nhập trung cung, khí của nó vượt quẻ Đoài, có tác dụng đối với toàn thể tinh bàn. Kim tinh chính là sao vượng, khí quẻ của nó là khí vượng nhất.
Vượng tinh khống chế toàn bộ khí trường
Ví dụ Thất Xích kim tinh đương lệnh, có tác dụng khắc chế mộc khí đối với các sao bay đến cung Khảm, Khôn; nó tăng thêm tác dụng đối với thủy khí ở cung Cấn; nó khắc ngược lại hỏa khí của sao bay đến cung Đoài; nó được thổ khí trợ lực các cung: càn, chấn, ly.
Phi tinh quyết định vượng suy của thời vận
Thời vận là khí vận ở những lớp thời gian khác nhau. Đại vận là nguyên vận, khí vận của một chu kỳ 60 năm. Tiểu vận là khí vận 20 năm. Ngoài ra còn có niên vận, nguyệt vận, nhật vận và thời vận. Từng khoảng thời gian, bất kể là ngắn hay dài, đều có một sao nắm lệnh. Nó quyết định tính chất của khí vận trong tinh bàn và sự vượng suy của con người trong thời gian đó.
Ngược với sao đương lệnh là sao thất lệnh, tức là sao đã ra khỏi trung cung. Loại sao này có 3 mức tác dụng khác nhau:
Sao thoái khí
Sao vừa ra khỏi vị trí của vận tinh (trung cung). Nó không còn vượng khí nhưng cũng chưa phải là suy khí, là loại sao có khí chất trung tính. Ví dụ khi Thất Xích kim tinh nắm lệnh thì Lục bạch kim là sao thoái khí.
Phi tinh là Sao sát khí
Sao rời cung giữa đã khá xa, hoàn toàn khôi phục khí chất của nó, là loại sát tinh. Ví dụ khi Thất Xích kim tinh nắm lệnh thì Ngũ hoàng thổ tinh, Tứ lục, Tam bích mộc tinh đều là sát tinh. Ngũ hoàng thổ tinh là một đại sát tinh, gọi là Mậu Kỷ Đại sát, Chính Quan Đại sát, phạm phải sẽ bị hao đinh tổn tài, thậm chí rất hung. Tứ lục mộc tinh dễ dẫn đến con người phạm phải gian dâm, thương tật. Tam bích mộc tinh dễ gây gặp nỗi lo âu, hay tranh giành hoặc gặp trộm cướp.
Sao tử khí
Sao đã cách cung giữa rất xa, nó có khí sát phạt mãnh liệt.
Ví dụ khi Thất xích kim tinh đương lệnh thì Nhị hắc thổ tinh là sao tử khí. Sao tử khí là hung tinh. Ngược với sao đương lệnh và sao thất lệnh là sao sinh khí. Gọi là sinh khí, tức sao tương lai sẽ trở thành vượng khí. Loại sao này mang sinh cơ, linh hoạt. Ví dụ khi Thất xích kim tinh nắm lệnh, các sao Bát bạch thổ tinh, Cửu tử hỏa tinh sẽ là sao sinh khí. Sao sinh khí đứng sát vượng tinh nên khí mạnh. Sao sinh khí thứ hai khí yếu hơn. Sao sinh khí là cát tinh, đem lại cho con người vận cơ tốt.
FanPage Phong thủy Kỳ Bách luôn cập nhật tin mới nhất.