Nguyệt lệnh và ảnh hưởng trong Bốc Dịch

Nguyệt lệnh nắm quyền ba tuần của tháng còn gọi là là Nguyệt kiến, nguyệt tướng. Xem quẻ vào tháng nào thì Nguyệt tướng là tháng đó.

NGUYỆT TƯỚNG

Xem xét Nguyệt tướng để biết xấu tốt của lục hào. Nguyệt tướng có thể hỗ trợ suy nhược, ngăn chặn cường thịnh của lục hào. Ngoài ra, Nguyệt tướng còn chế phục động biến của các hào, phù khởi Phi Phục. Có thể sinh, hợp, phò, củng các hào suy nhược khiến chúng thành vượng. Lại có thể xung, khắc, hình, phá khiến hào đang vượng trở thành suy.

Quẻ có Biến hào khắc chế Động hào, Nguyệt kiến có thể chế phục Biến hào. Quẻ có Động hào khắc chế Tĩnh hào, Nguyệt kiến có thể chế phục Động hào. Dụng thần phục tàng bị Phi thần áp chế, Nguyệt kiến có thể xung khắc Phi thần sinh trợ Phục thần, làm cho hào này trở thành hữu dụng. Hào được Nguyệt hợp là hữu dụng, hào gặp Nguyệt phá thì không có tác dụng.

Hào hợp với Nguyệt kiến là Nguyệt hợp. Hào bị Nguyệt kiến xung gọi là Nguyệt phá.

Hào trị nguyệt kiến

Nguyệt lệnh không hiện trong quẻ cũng hữu dụng, khi nhập vào quẻ lại càng mạnh. Quẻ không có Dụng thần xuất hiện, có thể dùng Nguyệt kiến làm Dụng thần mà không cần tìm Phục thần. Nguyệt kiến xuất hiện trong quẻ mà lâm Nguyên thần, tức là ở vị trí của Nguyên thần, thì phúc càng lớn. Nếu nhập quẻ mà lâm Kỵ thần thì họa càng sâu.

Hào ở vị trí (trị) Nguyệt kiến gặp Tuần Không thì bất Không, gặp thương khắc cũng vô hại. Nếu hào lâm Nguyệt kiến mà gặp Không thì nội trong tuần lâm Không này, vẫn chịu ảnh hưởng của Tuần Không.

Dụng thần gặp Không chớ bảo là bất Không, phải chịu Không trong một tuần, đợi ngày xuất Không mới là bất Không. Nếu là Kỵ thần thì xuất Không sẽ gây họa. Nếu là Nguyên thần thì xuất Không sẽ tạo phúc, Nếu hưu tù mà gặp Không mới thực là Không.

Hào trị Nguyệt kiến tất vượng, nếu bị hào khác khắc tất bị hại. Xem bệnh thì trước mắt chẳng lành, xem việc thì trước mắt chẳng được.

Hào trị Nguyệt kiến hoặc Mộ tại Nguyệt lệnh, nếu bị Nhật thần xung khắc cũng có thể địch được, tượng chẳng cát mà cũng chẳng hung. Nếu được hào khác động phù trợ là cát, còn nếu đến để khắc chế thì khó địch nổi dù lâm Nguyệt kiến.

Nguyệt lệnh nắm quyền ba tuần của tháng còn gọi là là Nguyệt kiến, nguyệt tướng. Xem quẻ vào tháng nào thì Nguyệt tướng là tháng đó.

Quẻ tượng cát, tượng hung

Khắc ít sinh nhiều là tượng cát. Khắc nhiều sinh ít là tượng hung. Tượng hung nội trong tháng còn chưa đáng ngại, ra khỏi tháng mới chịu tai họa. Dụng thần lâm Nguyệt kiến, nhưng có Nhật thần hoặc các hào khác sinh khắc, hoặc hóa hung nên có thể tượng cát hay hung. Nếu tượng cát thì rồi thì tốt, còn tượng hung thì khi Nguyệt kiến không còn nắm quyền, tất chịu tai họa.

Dụng thần lâm Nguyệt kiến thì có phúc chằng nhỏ. Kỵ thần gặp phải Nguyệt kiến tất bị họa không ít. Dụng thần lâm Nguyệt kiến mà không bị hào khác thương khắc là đại cát. Kỵ thần lâm Nguyệt kiến mà Dụng thần hưu tù không được cứu, xem việc gì cũng hung.

Sinh phò Kỵ thần là trợ cho kẻ ác, làm tăng bạo ngược. Khắc chế Nguyên thần là cắt đường, triệt lương.

Kỵ thần khắc hại Dụng thần, nếu Nguyệt kiến khắc chế Kỵ thần thì cát lại cát. Nếu Nguyệt kiến khắc chế Nguyên thần là đoạt mất nguồn sống.

Vật cực thì đổi. Khí đầy thì nghiêng.

Dụng thần suy mà gặp thời thì vượng phát, như Dụng thần là Hỏa xem vào mùa đông không vượng tất vật cùng tắc biến. Lại như xem vào tháng Giêng mà Dụng thần lâm Nguyệt lệnh là đại vượng, như vậy mà gặp thần xung khắc không phải là không phá bại, cho nên khí mãn tất khuynh.

Gặp Tuyệt chẳng Tuyệt, gặp xung không tán. Nhật sinh Nguyệt khắc phải xem thêm sinh phò hay không. Nhật khắc Nguyệt sinh phải xét có hào khác xung khắc hay không.

Nguyệt tướng đương nắm quyền có thể tạo Suy, Tuyệt, Vượng, Tướng của ngũ hành, có thể cường khởi, có thể xung tán. Nguyệt khắc, Nhật sinh được phò trì thì cũng vượng – Nguyệt sinh Nhật khắcbị thêm hào khác xung khắc cũng suy.

Phong thủy Kỳ Bách

FanPage Phong thủy Kỳ Bách luôn cập nhật tin tức mới nhất.

Để lại một bình luận