Lục Nhâm Đại Độn là một môn trong Tam Thức cổ mệnh danh là Tam Thức Chi Tối, tức là đứng đầu trong Tam Thức. Lục Nhâm Đại Độn vận dụng Tam Truyền, Tứ Khóa… để suy đoán sự việc.
ĐỊNH DANH LỤC NHÂM
Sách Lục Nhâm Thị Tư nói: “Thiên Can gồm có 10, quẻ Nhâm riêng lấy một chữ Nhâm, vì Nhâm là dương thủy, thiên nhất sanh thủy là bắt đầu của số, Nhâm gửi ở cung Hợi, Hợi thuộc cung Càn là quẻ bắt đầu trong kinh Dịch. Đây là tôn chỉ lập danh”
TỔ CHỨC CỦA LỤC NHÂM
Phàm mọi học thuyết đều do các đơn vị tổ chức mà thành. Sự tổ chức của Lục Nhâm là: Can, Chi, Thái Tuế, Nguyệt Tướng, Chiêm Thời (giờ xem quẻ) Địa Bàn, Thiên Bàn, Tứ Khóa, Tam Truyền, Thiên Tướng, Độn Can, Niên mệnh hợp nhau mà thành.
THUYẾT MINH CAN CHI
Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý là 10 Thiên Can. Giáp là Dương mộc, Ất là âm mộc Bính là dương hỏa, Đinh là âm hỏa, Mậu là dương thổ, Kỷ là âm thổ, Canh là dương kim, Tân là âm kim, Nhâm là dương thủy, Quý là âm thủy. Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi là 12 Địa Chi.
Tý là dương thủy, Sửu và Mùi, đều là âm thổ, Dần là dương mộc, Mão là âm mộc, Thìn, Tuất đều dương thổ, Tỵ là âm hỏa, Ngọ là dương hỏa, Thân là dương kim, Dậu là âm kim, Hợi là âm thủy.
THUYẾT MINH THÁI TUẾ
Ví dụ như năm nay là năm Giáp Tý, thì Thái Tuế tức là Giáp Tý, sang năm là năm Ất Sửu thì Thái Tuế là Ất Sửu.
THUYẾT MINH NGUYỆT TƯỚNG
Nguyệt Tướng là tướng của một tháng. Phải coi lịch xem tháng nào, ngày nào, giờ nào thái dương vào cung nào tức là Nguyệt Tướng gì? Thái dương ở mỗi tháng, trung khí đi qua cung, cho nên Nguyệt Tướng cũng phải gặp trung khí mà giao đối. Tiết, Khí, Nguyệt Tướng các tháng như sau:
- Tháng Giêng kiến Dần, Tiết Lập Xuân, Khí Vũ Thủy
- Tháng Hai Kiến Mão, Tiết Kinh Trập, Khí Xuân Phân
- Tháng Ba Kiến Thìn, Tiết Thanh Minh, Khí Cốc Vũ
- Tháng Tư Kiến Tỵ, Tiết Lập Hạ, Khí Tiểu Mãn
- Tháng Năm Kiến Ngọ, Tiết Mang chủng, Khí Hạ Chí
- Tháng Sáu Kiến Mùi, Tiết Tiểu Thử, Khí Đại Thử
- Tháng Bảy Kiến Thân, Tiết Lập Thu, Khí Xử Thử
- Tháng Tám Kiến Dậu, Tiết Bạch Lộ, Khí Thu Phân
- Tháng Chín Kiến Tuất, Tiết Hàn Lộ, Khí Sương Giáng
- Tháng mười Kiến Hợi, Tiết Lập Đông, Khí Tiểu Tuyết
- Tháng Một Kiến Tý, Tiết Đại Tuyết, Khí Đông Chí
- Tháng Chạp Kiến Sửu, Tiết Tiểu Hàn, Khí Đại Hàn,
- Từ Vũ Thủy đến Xuân Phân, Nguyệt Tướng là Hợi
- Từ Xuân Phân đến Cốc Vũ Nguyệt Tướng là Tuất
- Từ Cốc Vũ đến Tiểu Mãn, Nguyệt Tướng là Dậu
- Từ Tiểu Mãn đến Hạ Chí, Nguyệt Tướng là Thân
- Từ Hạ Chí đến Đại Thử, Nguyệt Tướng là Mùi
- Từ Đại Thử đến Xử Thử, Nguyệt Tướng là Ngọ
- Từ Xử Thử đến Thu Phân, Nguyệt Tướng là Tỵ
- Từ Thu Phân đến Sương Giáng, Nguyệt Tướng là Thìn
- Tư Sương Giáng đến Tiểu Tuyết, Nguyệt Tướng là Mão
- Từ Tiểu Tuyết đến Đông Chí, Nguyệt Tướng là Dần
- Từ Đông chí đến Đại Hàn, Nguyệt Tướng là Sửu
- Từ Đại Hàn đến Vũ Thủy, Nguyệt Tướng là Tý
THUYẾT MINH THIÊN THỜI của Lục Nhâm Đại Độn
Chiêm Thời (giờ xem quẻ) có 3 phương pháp:
1 – Lấy một hộp bằng cây hình tròn, khắc 12 lỗ, mỗi lỗ viết tên một giờ vào, thành ra 12 chữ: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi, dùng một viên bi tròn để vào hộp rồi lắc, xem viên bi này rơi vào giờ nào, liền lấy giờ đó lên Chiêm Thời,
1 – Dùng 12 thẻ bằng tre (hoặc bằng gỗ, hay bằng ngà), mỗi thẻ viết tên một giờ, rồi nhắm mắt rút ra một thẻ, Xem thẻ rút ra giờ gì, lấy giờ đó làm Chiêm Thời
3- Nhờ người khác nói lên một giờ, rồi lấy giờ đó làm Chiêm Thời.
THUYẾT MINH ĐỊA BÀN của Lục Nhâm Đại Độn
Địa Bàn là: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi (12 hiện Thời). Nó ở vị trí cố định, không động, nhất định, không biến đổi. Như kiểu dưới đây.
Chiêm Thời là Tý, thì ở vị trí cung Tý, Chiêm Thời là Sửu thì ở vị trí cung Sửu, Địa Bàn ở vị trí cố định không dời đổi (H1).
THUYẾT MINH THIÊN BÀN của Lục Nhâm Đại Độn
Thiên Bàn tức là Nguyệt Tướng gia vào Chiêm Thời mà thành ra. Nguyệt Tướng và Chiêm Thời chưa chắc đã giống nhau nên địa vị của nó biến đổi đan xen, không giống như Địa Bàn ở một vị trí cố định không thay đổi.
Ví dụ: Tháng 11 sau Đông chí là Sửu Tướng, Chiêm Thời là Dần, cách an Thiên Bàn như H2.
Thiên Bàn là Sửu Tướng, Địa Bàn tức là giờ Dần, cách coi phải đem Nguyệt Tướng gia vào Chiêm Thời (giờ coi quẻ).
Lại như tháng Giêng, sau Vũ Thủy là Hợi Tướng, mà Chiêm Thời là giờ Thân, cách an Thiên Bàn như sau:
FanPage Phong thủy Kỳ Bách luôn cập nhật tin mới nhất.
1 bình luận