Lục hào là thành phần chính tạo nên bát quẻ. Học Bốc độn, Bát quái, cần phải hiểu rõ các mối quan hệ giữa các hào và vận dụng chúng một cách thành thạo.
Lục hào và đắc vị
64 quẻ đều cấu tạo từ Vạch hào. Thứ tự từ dưới lên: Hào thứ nhất là hào sơ, hào thứ hai là hào nhị, hào thứ ba là hào tam, hào thứ tư là hào tứ, hào thứ năm là hào ngũ, hào thứ sáu là hào thượng.
Trong mỗi quẻ, do các hào sơ, tam, ngũ, là số lẻ, nên gọi là hào dương. Các hào nhị, tứ, thượng là số chẵn nên gọi là hào âm.
Hào âm ở vị trí âm, hào dương ở vị trí dương thì gọi là đắc vị. Hào âm ở vị trí dương, hào dương ở vị trí âm thì gọi là thất vị.
Hào Sơ ở vị trí thấp nhất. Hào thượng ở vị trí cao nhất. Hào nhị và hào ngũ ở vị trí giữa (trung vị).
Hào dương dùng chữ cửu để chỉ. Các số lẻ đều thuộc dương. Cửu là số dương lớn nhất, nên dùng cửu để chỉ cho dương. Hào dương ở vị trí thứ nhất là sơ cửu. Cửu nhị là hào dương ở vị trí thứ hai. Thượng cửu hay Cửu lục là hào vị cao nhất trong sáu hào.
Hào âm dùng chữ lục để chỉ. Các số chẵn đều thuộc Âm. Số 6 là con số trung gian của các số nhị, tứ, lục, bát, thập. Hào một âm là hào sơ lục, hào trên cùng là thượng lục.
Hào vị
Hào vị (vị trí của hào) có phân biệt quý, tiện. Hào sơ, hào nhị ở vị trí địa, hào tam, hào tứ ở vị trí nhân, hào ngũ hào thượng ở vị trí thiên. Hào ngũ ở vị trí vua. Các hào khác ở vị trí bề tôi.
Hào sơ rất khó biết công dụng và biến hóa. Hào thượng phát triển, biến hóa cao nhất. Hào thứ năm ở vị trí quân chủ, nên hào thượng ở trên vua là hào xấu.
Hào thứ tư kế hào thứ năm là bề tôi bức bách vua, không tốt. Hào một, hai, ba là tốt. Hào hai ở giữa, tốt nhất. Đây là một điểm chính để xem xét, giải thích tốt xấu của sự vật.
Các quan hệ giữa hào với hào:
Giữa hào và hà có các mối tương quan sau: Thừa – thừa, ứng, tỷ, cứ, thời trung.
Thừa: Khi hào dương ở trên, hào âm ở dưới, thì hào âm là thừa của hào dương ở trên.
Thừa cương: Khi hào dương ở dưới, hào âm ở trên thì quan hệ giữa hai hào là quan hệ thừa cương.
Tỷ: Chỉ quan hệ tương lân giữa hào và hào. Hào sơ và hào nhị, hào nhị và hào tam, hào tam và hào tứ, hào tứ và hào ngũ, hào ngũ và hào thượng đều có quan hệ Tỷ.
Ứng: Trong một quẻ, hào một và hào bốn, hào hai và hào năm, hào ba và hào thượng có quan hệ hô ứng.
Cứ: Chỉ hào dương ở trên hào âm. Như quẻ Khốn, hào sơ là âm, hào nhị là dương gọi là nhị cứ sơ.
Thời trung: Hào nhị – ngũ nằm ở trung vị (vị trí ở giữa) thượng hạ quẻ. Đây là vị trí mà sự vật ở trạng thái tốt nhất, nên gọi là trung hoặc trung chính.
FanPage Phong thủy Kỳ Bách luôn cập nhật tin tức mới nhất.