Cửu thần trong Bát Môn bao gồm Trực phù, Cửu thiên, Cửu địa, Chu tước, Đằng xà, Câu trận, Lục hợp, Bạch hổ, Huyền vũ, là thần sát trong thần bàn. Trong phần này chủ yếu trình bày về tính chất cát hung của Cửu thần trong Bát Môn.
Trực phù
Đứng đầu trong các thần nên có tên như vậy. Thần Trực phù có Ngũ hành thuộc Hỏa. Nơi nào Thực phù đến thì việc ác tiêu tan, mọi hung hiểm đều mất hết. Do đó, Trực phù là một trong những thần cát lợi. Trực phù gặp Thái bạch kim tinh hay nhập Mộ thì cát lợi chuyển thành hung họa, mà hung họa sẽ càng nghiêm trọng. Trời bắt đầu từ Giáp, Đất bắt đầu từ Tý, nên Giáp Tý là Tôn giả của vạn vật. Nói đến Giáp Tý là ý bao gồm cả Lục Giáp ở trong, cho nên gọi Giáp Tý là Trực phù.
Cửu Thiên
Tức Càn, hành kim. Càn nạp Giáp Nhâm, tất cả đều có tính cứng mà động. Chủ những việc danh chính ngôn thuận. Theo lệnh mà hành sự thì không gì trở ngại, nên thần này cũng là một trong những thần cát lợi. Nếu Cửu thiên được Tam Kỳ thì vạn sự phúc lành. Dẫu không được Tam Kỳ thì cũng không hung. Nhập Mộ thì sức bị tán mất. Trời bắt đầu từ Giáp, từ Giáp đến Nhâm, đếm số được 9, vì vậy gọi là Cửu thiên.
Cửu Địa
Là Nhị Khôn, hành thổ. Khôn tính thích an tĩnh. Cửu địa chủ những việc có tính nhu thuận, khiêm tốn, cung kính bề ngoài, lại thao túng quyền sinh sát. Là thần bán hung, bán cát. Cửu địa sợ khắc chế, nhập Mộ. Trường sinh ở Xuân Hạ. Thu Đông thì tử. Khôn nạp Ất, Quý. Từ Ất đến Quý lại đếm được số 9 cho nên gọi tên là Cửu địa. Nói đến Ất sửu tức nói có Lục Ất ở trong vậy.
Chu tước
Là Hỏa thần phương nam, Chu tước thống lĩnh và cai quản các đồng cỏ khắp thiên hạ. Nắm giữ quyền văn lại, tâu trình. Chu tước đắc địa thì có tin mừng về văn thư, ấn tín. Không được thời thì thị phi, có họa nhiễu loạn. Chu tước tọa ở Bính, Bính nạp Cấn Thổ, vượng tướng ở Ly tức thần Xích điểu thuộc Bính hỏa. Nói đến Bính Dần là có Lục Bính ở trong cho nên gọi là Chu tước.
Đằng xà
Do khí của Đinh Hỏa mà có. Tuy nhiên, Đằng xà thuộc âm thổ. Đoài nạp Đinh, Kỷ. Thần này tính mềm dẻo mà miệng độc. Đằng xà tuy có tính nhu mềm nhưng độc miệng, chuyên chủ về những chuyện kinh dị, liên quan đến lửa, độc. Đằng xà tọa ở phương Tốn, còn được gọi là Ngọc nữ độn. Đằng xà là âm thần, là thần Lục Đinh, Lục Giáp, tức là âm thần tối linh. Nói đến Đinh Mão tức là nói có Lục Đinh ở trong vậy.
Câu trận
Là dương Thổ ở trung cung. Câu trần có tính ngang ngạnh, cố chấp, ác độc. Nắm giữ các việc kiện cáo ruộng đất. Từ Giáp đến Mậu, đếm số được 5. Từ Tý đến Thìn số đếm số cũng 5. Cấn nạp Bính, Khảm nạp Mậu, tọa ở Đông nam. Kinh viết: “Biết ba, tránh năm” là khí hung dối, không thể nhờ cậy. Ngồi trấn ở Cấn, cho nên gọi tên là Câu trận.
Lục hợp
Là do khí Giáp Mộc hóa thành, là Âm Mộc phương Đông. Lục hợp tính bình hòa, chuyên các việc về hôn nhân, giao dịch, manh mối, hòa hợp. Lục hợp là em gái của Lục Giáp, vợ của Canh kim, mang thai của Canh kim mà trở về nhà. Lục hợp tọa phương Đông. Chấn nạp Canh. Từ Giáp đến Kỷ đếm số được 6 cho nên gọi tên là Lục hợp.
Bạch Hổ
Là Canh kim, oai trấn Tây phương. Bạch Hổ có tính hiếu sát, chuyên giữ các việc can qua, sát phạt, tranh đấu, tật bệnh, bỏ mạng giữa đường. Vì Chấn nạp Canh Kim mà Tốn là Phong, theo Hổ trấn ở phương Tây. Từ Giáp đến Canh số được 7, gọi là Bạch Hổ.
Huyền Vũ
Là tinh của nước, thống giữ khí phương Bắc. Huyền vũ thích âm mưu làm hại, chuyên các việc trộm cắp, trốn chạy. Nước thì sắc đen, do được hoàng thổ (đất vàng) ở trung ương mà thành đen, cho nên gọi là Huyền Vũ.
Thái âm
Là Tây phương Âm Kim. Thái âm có tính thích ẩn tàng, đen tối, lừa dối, chuyên và quản việc thê thiếp. Ly nạp ở Tân, phối với phương Tây, tức phương vị cung Đoài. Đoài là thiếu nữ. Âm Dương đến đây thì không biến hóa nữa. Từ Giáp đến Quý là hết số. Từ Tý đến Dậu thì khí cũng đã tận cho nên tên là Thái âm.
Thái Thường
Là khí ngũ hành hóa mà thành. Thái thường ưa ca hát, ăn uống, chuyên giữ các việc yến tiệc, tế lễ, áo mũ, rượu thịt. Thái thường theo Thiên cầm đi khắp nơi, gặp Hỏa theo Hỏa, gặp Kim theo Kim, gặp Thủy theo thủy, gặp Mộc theo mộc, gặp Thổ thì theo Thổ. Hợp với cả 5 hành, tính thất thường, cho nên gọi là Thái thường. Gặp cửa cát thì cát, mà đi với cửa hung lại hung. Chủ về sự biến hóa sắc của trang phục thành hiếu phục.
Đây là các tính chất sơ yếu của Cửu thần trong Bát Môn.
Fanpage Phong thủy Kỳ Bách luôn cập nhận tin mới nhất.
2 Bình luận