Cách tính ngày đầu tháng: Phong thủy

Cách tính ngày đầu tháng trong phong thủy trạch nhật rất quan trọng. Các môn huyền học khác như: Lục Nhâm, Thái Ất, Kỳ Môn, Tử Vi, Bát tự… đều cần tới tứ trụ thời gian. Như vậy biết một ngày có can gì, chi gì hết sức cần thiết. Phong thủy Kỳ Bách xin giới thiệu một cách tính ngày đầu tháng tương đối đơn giản.

Cách tính ngày đầu tháng

Đầu tiên, cần phải biết một ngày bất kỳ trong tháng và thiên can, địa chi của nó.

Ví dụ: Ngày 24.5.2022 tức 24 (nhằm ngày Đinh Sửu), tháng Ất Tỵ, năm Nhâm Dần.

Tại chi của ngày tính can, Đại số cách tiết thuận hành, lùi dần cho đến hết số hàng chục, còn lại số lẻ thì dừng, vẫn tính là can của ngày đang tính.

Ví dụ: Tại Sửu tính là 24, can Đinh, Đại số cách tiết thuận hành cho đến hết số hàng chục là còn 4, vẫn can Đinh.

Tại điểm dừng, tiểu số nghịch hành đến 1 thì dừng. Tại địa chi nào thì lấy địa chi đó làm ngày đầu tháng.

Ví dụ: Tại Sửu tính Đinh, 24, tính cho đến 4 là Tỵ, vẫn can Đinh. Từ Tỵ nghịch hành đến 1 là Dần. Vậy Dần là ngày đầu tháng.

Dùng can của ngày đang tính ở tại điểm dừng của số lẻ, tiểu số nghịch hành đến chi của ngày đầu tháng. Dừng ở thiên can nào thì can đó là can của ngày đầu tháng.

Trường hợp ví dụ này là Đinh, số lẻ dừng tại Tỵ, từ Tỵ tính Đinh đếm ngược tới Dần: Đinh – Bính – Ất – Giáp. Vậy can của ngày đầu tháng là Giáp. Cho nên ngày đầu tháng của tháng Ất Tỵ, năm Nhâm Dần là Giáp Dần.

Ví dụ 2 về cách tính ngày đầu tháng

Ngày 19.7.2022 (al) tức ngày Tân Sửu, tháng Thân, năm Nhâm Dần, tìm ngày đầu tháng.

Từ Sửu tính Tân, 19, Đại số cách tiết nghịch hành đến Mão, còn 9, tính Tân.

Từ Mão tiểu số nghịch hành đến 1, dừng ở cung Mùi. Từ Mão tính Tân, tiểu số nghịch hành đến Mùi là Quý. Vậy ngày đầu tháng của tháng Thân là Quý Mùi.

Thập nhị Trực của ngày

Trực có tất cả 12 trực (thập nhị Trực). Gồm: Kiến – Trừ – Mãn – Bình – Định – Chấp – Phá – Nguy – Thành – Thâu – Khai – Bế. Trong Phạm vi bài này, chỉ trình bày cách tính trực cho ngày.

Kiến: là bắt đầu của mỗi tháng. Ví dụ: tháng Giêng là tháng Dần, vậy Kiến là Kiến Dần. Tháng 2 là Mão tức kiến Mão. Có nghĩa là khi gặp tháng Dần ta lập tức biết ngay đó phải là Kiến Dần.

Tuần tự theo thứ tự của thập nhị trực ở trên mà an vào các ngày sau đó.

Cách tính ngày đầu tháng trong Trạch nhật
Trạch nhật

Cần ghi nhớ: Tuy Kiến Dần, Kiến Mão… nhưng ngày đầu tháng thì không phải lúc nào cũng là ngày Dần, ngày Mão…

Trong 1 tháng, có ít nhất là 2 ngày Kiến và nhiều nhất là 3 ngày có trực Kiến. Để phân biệt ngày Kiến của thán và các ngày Kiến khác, trong các ngày cuối của tháng, khi chuyển từ tháng này sang tháng khác, ta có 1 ngày trùng trực hay hòa trực (dân gian còn gọi là trực khỉa). Có nghĩa là sẽ có 2 ngày cùng một trực ở cuối tháng.

Ví dụ:

Ngày 19.7.2022 (al) tức ngày Tân Sửu, tháng Thân, năm Nhâm Dần, tìm kiến của ngày này.

Theo trên, tháng Thân (Mậu Thân). Từ Thân khởi Kiến, tiểu số liên tiến thuận hành đến Sửu, ta có trực Chấp. Tính tương tự cho các ngày khác.

Tháng đủ, tháng thiếu trong một năm

Trong một năm, bắt đầu từ tháng Một (tháng Tý) đến tháng tư (tháng Tỵ) là Dương độn, tháng năm (tháng Ngọ) đến tháng mười (tháng Hợi) là Âm độn. Dương độn thì những tháng lẻ là tháng đủ, tháng chẵn là tháng thiếu. Ngược lại, Âm độn thì tháng chẵn là tháng đủ, tháng lẻ là tháng thiếu.

Ví dụ:

Tìm trực, kiến, tháng đủ hay thiếu của ngày 19.7.2022 (al) tức ngày Tân Sửu, tháng Thân, năm Nhâm Dần.

Tháng 7, nằm trong vùng Âm độn nên tháng 7 là tháng thiếu, trực ngày Sửu là Chấp, ngày đầu tháng là Quý Mùi.

Phong thủy Kỳ Bách

FanPage Phong thủy Kỳ Bách luôn cập nhật tin mới nhất.

Để lại một bình luận