Bát Kỳ Môn và ý nghĩa sơ lược Bát Môn

Bát Kỳ Môn trong thiên văn địa lý thời cổ xưa đã rất được chú trọng. Người xưa đặc biệt quan tâm đến không gian và thơi gian trong việc luận giản, tiên đoán. Mọi vận động của sự việc, con người chịu ảnh hưởng trực tiếp từ thời gian và phương vị. Tiền nhân đã chia không gian ra 8 hướng là Bát Kỳ Môn (Bát Môn) để luận đoán cát hung.

Bát Kỳ Môn trong thiên văn địa lý thời cổ xưa đã rất được chú trọng. Người xưa đặc biệt quan tâm đến không gian và thơi gian trong việc luận giản, tiên đoán.

Bát Kỳ Môn gồm: Hưu, Sanh, Thương, Đổ, Cảnh, Tử, Kinh, Khai. Trong đó, Khai, Hưu, Sanh là ba cửa cát, Tử, Kinh, Thương là ba cửa hung. Đổ, Cảnh (Kiểng) là 2 cửa bình thường không cát, không hung. Tuy vậy, nhưng khi luận giải, cần phải theo thời gian Vượng tướng hưu tù tử, không gian là ở phương vị nào để quyết.

Ca quyết dùng Bát Kỳ Môn:

Dục cầu tài lợi vãn Sinh phương

Táng liệp tu tri, Tử lộ cường

Chinh chiến, viễn hành Khai môn cát

Hưu môn kiến quý tối vi lương

Kinh môn quan tụng thị phi đa

Đỗ môn vô sự hảo đào tàng

Thương môn bác đấu năng tróc tặc

Cảnh môn ẩm tửu hảo tư lường.

Theo ca quyết này thì: muốn cầu tài thì phải xem Sinh môn tọa cung vị nào. Tức phương đó là phương làm ăn buôn bán, cần tài. Xem về ma chay, săn bắt thì phải xem Tử môn tọa cung nào. Xuất hành, chinh chiến thì phải xem phương vị của Khai môn. Muốn gặp lãnh đạo, cấp (kiến quý) trên thì phải xem Hưu môn ở đâu. Gặp Đỗ môn tọa cung thì gặp kiện tụng, tai tiếng, thị phi. Đỗ môn tọa cung thì lại thích hợp đi lánh nạn. Thương môn tọa cung nào thì lợi cho việc bắt gian. Còn vui choi, tiệc tùng uống rượu thì phải xem Cảnh môn ở đâu.

Phong thủy Kỳ Bách

FanPage Phong thủy Kỳ Bách luôn cập nhật tin mới nhất.

Để lại một bình luận