Địa Tư môn – Địa tứ hộ: Kỳ Môn

Địa Tư môn – Địa tứ hộ trong Kỳ Môn Độn Giáp chính là thập nhị Kiến Trừ và thận nhị chi thần. Tùy vào Thiên nguyệt tướng hay Nguyệt tướng mà chia ra là Địa Tư Môn hay Địa Tứ Hộ.

Thập nhị Thiên nguyệt tướng

ChiThầnTướngChiThầnTướng
Thiên HậuThần HậuNgọChu TướcThắng Quang
SửuThiên ẤtĐại CátMùiThái ThườngTiểu Cát
DầnThanh LongCông TàoThânBạch HổTruyền Tống
MãoLục HợpThái XungThânThái ÂmTòng Khôi
ThìnCâu TrầnThiên CanhTuấtThiên KhôngHà Khôi
TỵĐằng XàThái ẤtHợiHuyền VũĐăng Minh

“Thập nhị Kiến Trừ” là Thập nhị thần Hoàng đạo, chỉ 12 việc khác nhau. Gồm: Kiến, Trừ, Mãn, Bình, Định, Chấp, Phá, Nguy, Thành, Thâu, Khai, Bế.

Cách dùng “thập nhị Kiến Trừ”:

Thời chi gia Nguyệt kiến, sau đó lần lượt xếp Kiến, Trừ, Mãn, Bình, Định, Chấp, Phá, Nguy, Thành, Thu, Khai, Bế. Trừ, Định, Nguy, Khai là Địa Tứ hộ.

VD: Giờ Dần, tháng Dần xem việc. Nguyệt kiến là Dần gặp giờ Dần. Từ Dần khởi Kiến. Dựa vào thứ tự thuận của “Thập nhị Kiến trừ”: Dần – Kiến, Mão – Trừ, Thìn – Mãn, Tỵ – Bình, Ngọ – Định, Mùi – Chấp, Thân – Phá, Dậu – Nguy, Tuất – Thành, Hợi – Thâu, Tý – Khai, Sửu – Bế. Trong đó, Tứ hộ là Mão – Trừ, Ngọ – Định, Dậu – Nguy, Tý – Khai.

Tam kỳ gặp Tứ hộ tất cát. Nếu phùng tam cát môn càng tốt.

VD: Nguyệt kiến tháng 9 là Tuất, giờ Tỵ. Nguyệt kiến Tuất gặp giờ Tỵ. Tỵ là Kiến, Ngọ – Trừ, Mùi – Mãn, Thân – Bình, Dậu – Định, Tuất – Chấp, Hợi – Phá, Tý – Nguy, Sửu – Thành, Dần – Thâu, Mão – Khai, Thìn – Bế. Địa tứ hộ là Ngọ – Trừ, Dậu – Định, Tý – Nguy, Mão – Khai. Cát.

Địa Tư Môn - Địa Tứ Hộ

Địa Tư Môn: Phương pháp xác định Địa Tư Môn

Dùng Thiên Nguyệt tướng gia thời chi, xem cung mà Quý thần tới là cung nào thì khởi Quý thần, thứ tự Đằng Xà, Chu Tước, Lục Hợp, Câu Trần, Thanh Long, Thiên Không, Bạch Hổ, Thái Thường, Huyền Vũ, Thái Âm, Thiên Hậu. Thuận nghịch theo giờ.

Nếu xuất hiện Thái âm, Thái thường, Lục hợp và Kỳ môn cùng xuất hiện, mọi việc đều cát. Giờ dương thích hợp công kích, giờ âm thích hợp tiếp ứng. Thuộc tính của dương là tấn công trước. Thuộc tính của âm là tiếp ứng sau.

Âm – Dương Quý nhân xác định như sau:

Nhật CanDương QuýÂm Quý
Mậu / CanhSửuMùi
ẤtThânTỵ
BínhDậuHợi
ĐinhHợiDậu
KỷThân
TânDầnNgọ
NhâmMãoTỵ
QuýTỵMão
GiápMùiSửu

Từ giờ Tý đến giờ Tỵ dùng Dương Quý. Từ giời Ngọ đến giờ Hợi dùng Âm Quý. Dương Quý thuận hành, Âm Quý nghịch hành.

Ví dụ: Tháng Giêng, ngày Giáp, giờ Thìn. Thái dương qua, lấy Thiên Nguyệt tướng gia thời, tìm vị trí của Địa tư môn.

Tháng Giêng, Thiên nguyệt tướng là Hợi. Lấy Hợi gia Thìn, thuận hành. Ngày Giáp Dương Quý là Mùi, Âm Quý là Sửu. Giờ Thìn tức dương – thuận hành. Dương Quý của ngày này là Mùi lạc đến Tý. Dương Quý hành thuận, Đằng Xà – Sửu, Chu Tước – Dần, Lục Hợp – Mão là Địa Tư Môn. Câu Trần – Thìn, Thanh Long – Tỵ, Thiên Không – Ngọ, Bạch Hổ – Mùi, Thái Thường – Thân là Địa Tư Môn. Huyền Vũ – Dậu, Thái Âm – Tuất Là Địa Tư Môn. Thiên Hậu – Hợi.

Âm Quý, lấy Hợi gia giờ, Âm Quý Sửu tại cung nào thì từ đó nghịch hành.

Để lại một bình luận