Thập can vượng nhược theo thời gian: Bát tự

Thập can vượng nhược theo thời gian: “Đắc thời đều luận vượng, thất thời xem là suy”. Lý vậy nhưng là phép chết. Cần phải xem xét một cách linh hoạt. 

Thập can vượng nhược do lệnh và thất lệnh

Xuân thì mộc nắm lệnh, Giáp Ất tuy vượng, nhưng gặp Mậu Kỷ hưu tù ở thời trụ thì sao đẹp nổi. 

Thập can vượng nhược

Khí ngũ hành ở 4 mùa lúc nào cũng có sẵn, chỉ khác nhau vượng tướng hưu tù tử. Thí dụ mộc vượng ở xuân, mà kim thủy hỏa thổ cũng không phải là mất luôn không có. Chỉ không đắc thời mà thôi. 

Nếu lúc hỏa được sinh khí thì khí tượng bừng bừng. Đây chính là tướng. Kim thổ tuy tuyệt nhưng cũng là khí tương lai. Thủy là khí vừa lui, tuy không đương lệnh nhưng tác dụng đâu đã hết. 

Bát tự lấy nguyệt lệnh làm trọng. Sanh chẳng được nguyệt lệnh nhưng gặp lộc vượng năm, giờ, thì cũng không thể gọi là suy. Ví như mộc mùa xuân, tuy cường mà gặp kim mạnh cứng thì mộc cũng bị nguy. Canh Tân thêm Dậu Sửu, không có hỏa chế sao giàu nổi, gặp thêm thổ sinh tất chết yểu. Vì thế tuy đắc thời mà chẳng vượng. Thu mộc tuy nhược, mộc có căn thâm thì cũng cường. Con Giáp Ất thêm chi Dần Mão, gặp Quan thấu cũng thọ nổi, gặp thủy đến sinh trợ thì thái quá. Ấy là thất thời mà chẳng nhược.

Thập can vượng nhược do phò trợ

Đắc thời thì vượng, thất thời thì suy. Được trợ nhiều thì cường, trợ ít là nhược. Cũng có khi tuy vượng mà nhược, tuy suy mà cường. Xuân mộc, hạ hỏa, thu kim, đông thủy, là đắc thời, thêm tỉ kiếp ấn thụ thông căn phò trợ thì tốt. Gặp Can Bính Đinh thêm chi Tị Ngọ, tất mộc tiết khí quá nhiều, tuy năm lệnh cũng chẳng cường.

Giáp Ất mộc sanh ở tháng Thân Dậu, thất thời tất suy, nhưng có Tỷ Ấn trùng điệp, chi năm tháng giờ, lại thông căn Tỷ Ấn, tuy thất thời mà chẳng nhược. Hỷ dụng kỵ thần cũng theo như vậy.

Vì thế bất luận thập can hưu tù ở nguyệt lệnh, chỉ cần tứ trụ có căn, cũng thọ nổi tài quan thực thần hay đương đầu thương quan thất sát. Trường sanh lộc vượng thì căn trọng, mộ khố dư khí thì căn nhẹ vậy. 

Mộ khố – Can chi trọng khinh

Thiên can đắc 1 Tỷ kiên không bằng được 1 chi mộ khố, như Giáp gặp Mùi, Bính gặp Tuất. Nhưng nếu Ất gặp Tuất, Đinh gặp Sửu, chẳng luận vậy được, vì trong Tuất chẳng tàng mộc, trong Sửu không tàng hỏa. 

Được 2 Tỷ kiên không bằng được 1 chi dư khí, như Ất gặp Thìn, Đinh gặp Mùi. Được 3 Tỷ kiên không bằng được 1 chi Trường sanh lộc nhận. Như Giáp gặp Hợi – Tý – Dần – Mão. Âm trường sanh thì không như thế, như Ất gặp Ngọ, Đinh gặp Dậu. Nên Thiên can nhiều không bằng căn trọng.

Mộ khố vốn là của thân, như Mùi là mộc khố, Tuất là hỏa khố, Thìn là thủy khố, Sửu là kim khổ. Không có thì lấy trường sanh lộc vượng hay dư khí mà dùng. 

Thìn là dư khí của mộc, Mùi là dư khí của hỏa, Tuất là dư khí của kim, Sửu là dư khí của thủy. Sau Thanh minh 20 ngày, Ất mộc do nắm lệnh, khinh mà chẳng khinh, gặp thổ vượng lại dày, tất khinh, nên có thêm 1 Tỷ kiếp nữa. Can nhiều không bằng địa chi trọng, khi thông căn chi, lại lấy địa chi của nguyệt lệnh là tối trọng.

Thủy mùa hạ, hỏa mùa đông, chưa coi có thông căn không đã cho là nhược. Lại thêm như can dương gặp khố, như Nhâm gặp Thìn, Bính gặp Tuất, Không lấy thủy hỏa thông căn cho khố của mình, lại còn cầu cho hình hay xung đến khai khố. Thật là sai lầm.

Phong thủy Kỳ Bách

FanPage Phong thủy Kỳ Bách luôn cập nhật tin mới nhất.

Để lại một bình luận