Tam nguyên trong Bát Môn được tính cục dương độn hay âm độn theo thuần thủ. Việc tìm tuần thủ cho Lục thập Giáp Tý tương đối dễ. Nhưng để nhớ số cục cho từng nguyên thì rất khó.
Đầu tiên là phải nhớ số cục của từng tiết khí (bảng):
Đông Chí, Kinh Trập | 1-7-4 | Hạ Chí, Bạch Lộ | 9-3-6 | |
Tiểu Hàn | 2-8-5 | Tiểu Thử | 8-2-5 | |
Xuân Phân, Đại Hàn | 3-9-6 | Đại thử, Thu Phân | 7-1-4 | |
Thanh Minh, Lập Hạ | 4-1-7 | Hàn Lộ, Lập Đông | 6-9-3 | |
Cốc Vũ, Tiểu Mãn | 5-2-8 | Sương Giáng, Tiểu Tuyết | 5-8-2 | |
Mang Chủng | 6-3-9 | Đại Tuyết | 4-7-1 | |
Lập Xuân | 8-5-2 | Lập Thu | 2-5-8 | |
Vũ Thủy | 9-6-3 | Xử Thử | 1-4-7 |
Nhưng như thế thì quả là quá phức tạp, rắc rối. Phong thủy Kỳ Bách đưa ra một cách tính theo cửu cung phi tinh để mọi người dễ nắm bắt hơn.
Tam nguyên trong Bát Môn và cửu tinh Hà Đồ
Ta có thể dùng Cửu tinh để tính Tam nguyên trong Bát Môn một cách nhanh chóng và chính xác. Tuy nhiên để nhớ được số nào nhập trung cung thì cần nhớ 1 số nguyên tắc:
Đầu tiên, dùng cửu cung phân định tiết khí. Sau khi phân định, có thể xác định được số của từng tiết khí (xem hình).
Lấy số của cung dương độn lần lượt cộng thêm 1 cho 2 tiết khí còn lại cùng nằm trong đó. Lấy số của cung âm độn lần lượt trừ đi 1 cho 2 tiết khí còn lại cùng nằm trong đó.
Sau đó lấy số đã tính được ở trên nhập trung cung, dùng cửu cung phi tinh thuận cho dương độn, nghịch cho âm độn.
Cách lấy số cục cho từng nguyên.
Theo hình trên, bên trái ta có Dương cục là 1 – tức Đông chí Dương độn, Thượng nguyên cục 1, trung nguyên cục 7, hạ nguyên cục 4. Bên phải là Âm cục là 1 – tức Xử Thử Âm độn, thượng nguyên cục 1, trung nguyên cục 4, hạ nguyên cục 7.
Như vậy, ta chỉ cần nhớ bảng trên và tiết khí theo tháng, cách tính ra số cho từng tiết khí theo âm độn, dương độn và cách bấm phi tinh thuận nghịch là đủ.
1 bình luận