Nguyên lý Âm dương và Bát quái

Nguyên lý Âm dương có thể hiểu qua hai phần sau:

I NGUYÊN LÝ ÂM DƯƠNG

Âm, dương là hai mặt đối lập, luôn tồn tại trong một sự việc, một hiện tượng, vật thể cụ thể. Ví dụ như di chuyển là dương, đứng yên là âm; Lá cây cũng có hai mặt âm dương; Đất trời thì đất là âm mà trời là dương…

Lưỡng nghi không thể tồn tại trong trạng thái riêng rẽ mà phải cùng tồn tại với nhau. Chúng luôn luôn ở trong trạng thái động, triệt tiêu nhau, hỗ tương nhau để tiến hóa.

Như vậy, âm dương có các thuộc tính như sau:

ÂM DƯƠNG LÀ HAI MẶT ĐỐI LẬP

Âm và dương đối lập, thống nhất xuyên suốt trong mọi sự vật, hiện tượng.

ÂM DƯƠNG LÀ GỐC CỦA NHAU

Là 2 mặt đối lập của nhau, dựa vào nhau để tồn tại và phát triển. Nếu không đối lập thì sẽ không phân ra âm dương.

Nguyên lý Âm dương và Bát quái là luôn trong trạng thái động. Sự chuyển hóa à tất yếu để mọi sự vật, hiện tượng luôn thay đổi.

ÂM DƯƠNG BIẾN HÓA

Âm nghi và dương nghi luôn ở trong trạng thái động, nhưng luôn ở trong trạng thái cân bằng. Khi dương giảm thì âm tăng và ngược lại. Sự chuyển hóa giữa âm và dương là tất yếu để nhờ vậy mà mọi sự vật, hiện tượng luôn thay đổi, vận động.

ÂM DƯƠNG VÀ BÁT QUÁI

Nguyên lý Âm dương và Bát quái là luôn trong trạng thái động. Sự chuyển hóa à tất yếu để mọi sự vật, hiện tượng luôn thay đổi.

Hỗn nguyên sinh thái cực.

Thái cực sinh lưỡng nghi tức là hai mặt Âm Dương

Lưỡng nghi thêm một âm một dương sinh tứ tượng tức Lão dương – Thiếu Âm – Thiếu Dương – Lão Âm

Tứ tượng lại thêm một âm một dương sinh bát quái:

  • Lão Dương thêm một dương một âm sinh Càn, Đoài
  • Thiếu Âm thêm một dương một âm sinh Ly, Chấn
  • Thiếu Dương thêm một âm một dương sinh Tốn, Khảm
  • Lão Âm thêm một âm một dương sinh Cấn, Khôn

Tiên thiên Bát quái gồm 8 quái theo thứ tự Càn – Đoài – Ly – Chấn; Tốn – Khảm – Cấn – Khôn được thành lập theo nguyên lý trên.

Phong thủy Kỳ Bách

5 Bình luận





Để lại một bình luận